Dinh dưỡng hôm nay

Lựa chọn thực phẩm giúp cơ thể khỏe trong mùa đông

Mùa đông thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, khiến điều hòa nhiệt độ cơ thể khó thích nghi...

Ăn đa dạng, đầy đủ các loại thực phẩm

Chế độ ăn hàng ngày phải đủ 4 nhóm thực phẩm, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa để giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao miễn dịch, góp phần dự phòng cũng như hỗ trợ điều trị khi bệnh xảy ra.

Các thực phẩm giàu protein là những thực phẩm hàng đầu giúp cơ thể chống rét và tăng sức đề kháng. bởi những thức phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với thực phẩm chứa tinh bột hoặc chất béo. thực phẩm giàu i-ốt cũng có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe bởi i-ốt là nguyên liệu chính tổng hợp hormon tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbonhydrat, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng từ đó sản sinh ra nhiệt giữ ấm cơ thể. các thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến, hạt mè đen, hướng dương. các thực phẩm từ sữa, các loại rau xanh giàu acid amin cũng giúp nâng cao khả năng chịu rét của cơ thể. trong mùa đông, quá trình chuyển hóa các vitamin cũng diễn ra nhanh hơn, do đó cần kịp thời bổ sung qua chế độ dinh dưỡng. vitamin a có thể tăng cường khả năng chịu lạnh của cơ thể, vitamin nhóm b giúp trao đổi chất bình thường, vitamin c có thể nâng cao khả năng thích ứng với thời tiết giá lạnh, vitamin e có thể lưu thông tuần hoàn máu, điều chỉnh lượng cân bằng hormon trong cơ thể. nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như gan động vật, cà rốt, ngũ cốc khô, rau màu xanh đậm, các loại hạt, cá biển, các sản phẩm từ đậu nành vào chế độ ăn hàng ngày.

Để giúp cơ thể chịu lạnh tốt hơn, việc bổ sung các khoáng chất cho cơ thể như magie, kẽm, sắt trong các bữa ăn hàng ngày là rất cần thiết. các loại rau củ quả như cà rốt, khoai tây, cải thìa, ngó sen, khoai lang, khoai tây là những thực phẩm chứarất nhiều các loại khoáng chất này.

Theo đông y, các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng cũng có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. theo y học cổ truyền, vào mùa đông thường đi tiểu nhiều, ăn đồ chua như cam, quýt, ô mai, sơn trà có thể giảm bớt tiểu tiện. mùa đông tâm hỏa hơi nhiều cần ăn nhiều đồ đắng để bổ tâm. những chất dạng kiềm chứa trong thực phẩm có vị đắng có tác dụng tiêu viêm, giảm nhiệt thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm huyết quản. thực phẩm có vị ngọt có tác dụng bồi bổ, ngừa co giật. đường, mật ong, mứt có tác dụng cung cấp nhiệt năng nhưng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì. thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết, phần lớn thực phẩm có vị cay thiên về tính nhiệt như hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, mùi khi dùng vào mùa đông có tác dụng trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể. các thực phẩm vị mặn như rau câu, sứa, tảo... có tác dụng bổ ích, âm huyết, đào thải u-rê làm mạnh tạng thận. tùy theo thể trạng từng người mà bổ sung các dưỡng chất cho phù hợp.

Bên cạnh các biện pháp tập luyện, bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cơ thể giữ ấm và tăng sức đề kháng. Ảnh: TM

bên cạnh các biện pháp tập luyện, bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cơ thể giữ ấm và tăng sức đề kháng. ảnh: tm

Một số loại thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể

Bí đỏ chứa nhiều vitamin a cùng các nguyên tố vi lượng như mangan, giúp cơ thể sản xuất hormon và các chất cần thiết khác, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, do vậy đây là thực phẩm nên sử dụng trong mùa đông.

Cải xanh giàu sắt, canxi, magie, caroten, kali, vitamin C… giúp tăng cường thể lực, giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch. Bổ sung các loại rau cải hàng ngày là rất cần thiết.

Giá đỗ chứa nhiều các loạiprotein, phot pho, sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Rau diếp tăng cường tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, tăng bài tiết mật cho cơ thể. Rau diếp chứa nhiều natri, kali và các loại vitamin giúp duy trì cân bằng nước, huyết áp... tốt cho người mắc bệnh tim, bướu cổ, ho.

Củ cải, dưa chuột là những thực phẩm chứa nhiều nước, vitamin c cùng một số chất khác có lợi cho gan, phổi, dạ dày; giúploại bỏ chất độc, giải nhiệt, tiêu đờm, bí tiểu, thích hợp trong việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thực phẩm cho người già và trẻ nhỏ cần chế biến mềm, dễ ăn, có thểthêm các gia vị để giữ ấm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. nên xào lẫn các loại rau gia vị, hành, tỏi trong thức ăn, bởi những loại thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống ôxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, chuyển hóa trong cơ thể. ăn gừng giúp giải cảm, phòng cảm cúm.

BS. Nguyễn Thị Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lua-chon-thuc-pham-giup-co-the-khoe-trong-mua-dong-n185280.html)
Từ khóa: thực phẩm

Chủ đề liên quan:

cơ thể mùa đông thực phẩm trong mùa

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY