Khoa học hôm nay

Lược sử thuần hóa mèo

Quá trình thuần hóa mèo bắt nguồn từ mối quan hệ cộng sinh giữa mèo rừng và con người trong các xã hội nông nghiệp sơ khai cách đây gần 10.000 năm.

Những con mèo đầu tiên xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 28,5 đến 30 triệu năm. trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí heredity vào tháng 11/2022, các nhà khoa học tại đại học missouri (mỹ) phát hiện con người đã thuần hóa loài động vật này sau khi họ bắt đầu chuyển từ lối sống săn bắn hái lượm sang canh tác nông nghiệp cách đây gần 10.000 năm tại khu vực lưỡi liềm màu mỡ (fertile crescent) – vùng đất có hình dạng giống lưỡi liềm ở vùng trung đông bao quanh sông tigris và sông euphrates, bao gồm các quốc gia syria, iraq, lebanon, palestine, israel và jordan ngày nay.

Ảnh: petacy.

Khi nông nghiệp phát triển, con người thiết lập các khu định cư ngày càng lớn hơn. họ thường bảo quản các sản phẩm ngũ cốc trong những kho chứa, và chúng trở thành nơi tìm kiếm thức ăn lý tưởng cho chuột và nhiều động vật gặm nhấm khác. những con mèo rừng (tên khoa học felis silvestris lybica) bắt đầu sống quanh quẩn gần các nông trại để đi săn mồi, giúp con người kiểm soát động vật gây hại cho mùa màng. đây là điểm khởi đầu cho mối quan hệ thân thiết giữa con người và mèo.

“việc thuần hóa mèo xuất phát từ mối quan hệ cùng có lợi (cộng sinh) giữa mèo rừng và các nền văn minh đầu tiên của con người khi họ phát triển xã hội nông nghiệp”, nhóm nghiên cứu nhận định. “không phải con người bắt một số con mèo rừng và nhốt chúng vào lồng. thay vào đó, họ ít nhiều cho phép mèo tự thuần hóa”.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành phân tích dna trong các hài cốt mèo khai quật xung quanh khu vực lưỡi liềm màu mỡ, cũng như trên khắp châu á, châu âu và châu phi. họ so sánh gần 200 dấu hiệu di truyền khác nhau, đánh giá trình tự các bazơ nitơ trong dna bao gồm adenine (a), guanine (g), thymine (t) và cytosine (c).

Họ phát hiện khi gene của mèo truyền lại qua nhiều thế hệ trong suốt hàng nghìn năm, cấu trúc gene của loài động vật này trên khắp thế giới đã trở nên khác nhau. ví dụ, các nhà khoa học cho biết cấu tạo gene của mèo ở tây âu hiện nay khác xa so với mèo ở đông nam á, một quá trình được gọi là “cách ly địa lý”.

“chúng ta có thể coi mèo là loài bán thuần hóa (thuần hóa một phần), bởi vì nếu chúng ta thả chúng vào môi trường tự nhiên, chúng vẫn có thể tự đi săn mồi để sống sót và sinh sản nhờ các hành vi bản năng”, leslie a lyons, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. “không giống như chó và các động vật thuần hóa khác, chúng ta không thực sự thay đổi hành vi của mèo quá nhiều trong quá trình thuần hóa. vì vậy mèo là một loài động vật rất đặc biệt”.

Trong khi ngựa và gia súc đã trải qua nhiều sự kiện thuần hóa của con người ở những nơi khác nhau trên thế giới vào những thời điểm khác nhau, dữ liệu phân tích dna của lyons và các cộng sự đã ủng hộ mạnh mẽ lý thuyết cho rằng mèo chỉ trải qua quá trình thuần hóa duy nhất tại khu vực lưỡi liềm màu mỡ.

Không lâu sau đó, mèo thuần hóa trở nên phổ biến tại ai cập cổ đại. người dân trang trí cho thú cưng của mình những chiếc vòng cổ đắt tiền, thậm chí ướp xác mèo khi chúng chết. mèo giúp họ bắt rắn độc, tiêu diệt chuột gây hại và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng. hình ảnh của mèo cũng xuất hiện trong nhiều bức bích họa, tượng, chữ tượng hình và trong các lăng mộ của người ai cập cổ đại.

Từ ai cập, mèo nhà di cư sang các vùng đất khác quanh địa trung hải và châu âu trong thời kỳ la mã, bắt đầu từ khoảng năm 1500 trước công nguyên. theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí nature ecology & evolution vào năm 2017, các nhà khoa học tại đại học leuven (bỉ) phát hiện dấu tích dna cổ xưa của hài cốt mèo tại các thành phố cảng quanh khu vực. họ kết luận các thủy thủ đã mang theo những con mèo thuần hóa để làm bạn, cũng như bảo vệ kho lương thực trên tàu trước sự phá hoại của chuột trong những chuyến đi dài trên biển.

“quần thể người thời tiền sử có lẽ đã mang theo những con mèo khi di chuyển dọc theo các tuyến đường thương mại trên biển và đất liền thời cổ đại để kiểm soát loài gặm nhấm gây hại. điều này cho phép mèo nhanh chóng lan rộng ra khắp các vùng đất còn lại trên thế giới, bao gồm châu á, australia và châu mỹ”, claudio ottoni, nhà nghiên cứu tại đại học leuven, nhận định.

Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí antiquity vào tháng 11/2022, các nhà khoa học ba lan tiến hành phân tích hơn 200 bộ xương của cả mèo hoang và mèo nhà được khai quật tại 102 địa điểm khảo cổ riêng biệt ở vùng cận đông và châu âu. niên đại của các bộ xương nằm trong khoảng thời gian kéo dài 10.000 năm, từ thời cổ đại cho đến thời kỳ trung cổ. dữ liệu phân tích cho thấy con người đã lai tạo những con mèo sau khi thuần hóa, khiến chúng có kích thước nhỏ dần theo thời gian.

“những con mèo được thuần hóa ban đầu có kích thước tương đương mèo rừng. nhưng đến thời la mã – khi mèo đã trở thành vật nuôi phổ biến trong gia đình – kích thước của chúng nhỏ hơn đáng kể so với mèo rừng”, danijela popović, thành viên của nhóm nghiên cứu tại đại học warsaw, nhận định.

Một yếu tố thú vị khác trong lịch sử thuần hóa mèo liên quan đến các mẫu lông mèo. phân tích kiểu lông mèo là một trong những cách tốt nhất để các nhà khoa học phân biệt mèo hoang và mèo nhà, vì đây là một trong số ít sự khác biệt có thể nhìn thấy giữa hai loài.

“các mảng lông đốm hoặc sọc chỉ bắt đầu xuất hiện ở những con mèo mướp vào thời trung cổ. điều này cho thấy việc con người nhân giống chọn lọc mèo theo màu lông không diễn ra cho đến thời trung cổ, muộn hơn nhiều so với thời điểm con người bắt đầu thuần hóa mèo”, ottoni nói.

Năm 2017, ủy ban phân loại mèo của liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (iucn) đã áp dụng khuyến nghị của ủy ban quốc tế về danh mục động vật học (iczn) để phân loại mèo trở thành một loài riêng biệt, với tên khoa học là felis catus.

Hiện nay, mèo là vật nuôi phổ biến thứ hai của nhân loại, với hơn 370 triệu con được nuôi trên toàn thế giới, theo new scientist. lĩnh vực kinh doanh mèo nhà và chăm sóc thú cưng đem lại lợi nhuận khá lớn tại nhiều quốc gia. giống mèo đắt nhất thế giới là mèo ashera với giá bán lên tới 125.000 usd.

Theo Quốc Hùng/Khoa học & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/luoc-su-thuan-hoa-meo/2023020204532087p1c879.htm

Theo Quốc Hùng/Khoa học & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/luoc-su-thuan-hoa-meo/20230209081639316)

Chủ đề liên quan:

động vật lịch sử thuần hóa mèo

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY