Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lưu ý trong điều trị viêm phổi

Mẹ tôi 84 tuổi, ho nhiều và đau tức ngực, khó thở. Đi khám bệnh được bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi nên cho nhập bệnh viện để điều trị.
Mẹ tôi 84 tuổi, ho nhiều và đau tức ngực, khó thở. Đi khám bệnh được bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi nên cho nhập bệnh viện để điều trị. Bệnh này điều trị như thế nào?

Nguyễn Thị Oanh (Bắc Ninh)

viêm phổi là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết lạnh đột ngột; cơ thể suy yếu; người già... Thông thường bệnh khởi phát đột ngột sau nhiễm lạnh hoặc cảm cúm với triệu chứng sốt cao đột ngột 39-40oC, đau ngực, khó thở, ho khan. Sau đó có thể ho khan đờm màu rỉ sắt hoặc nâu đỏ, đờm nhày mủ hoặc đờm mủ. Bệnh nhân thấy mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, đau mỏi xương khớp, ở nhóm người già hay bị tụt huyết áp… Nhưng ở người già, các triệu chứng có thể bị che lấp bởi đôi khi không có phản ứng sốt nên chỉ khi khám, xét nghiệm máu, chụp Xquang phổi mới phát hiện được và cần được điều trị nội trú. Hầu hết các trường hợp viêm phổi đều được điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu điều trị muộn hoặc không đúng, bệnh có thể diễn biến nặng, gây áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi và có thể dẫn tới Tu vong.

Về dùng Thu*c, tuỳ theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ kê đơn Thu*c; lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, virut, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn Thu*c thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của Thu*c. Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 - 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình.

Kháng sinh thường được sử dụng là penicillin, gần đây có tỷ lệ đáng kể phế cầu khuẩn kháng penicillin (nhưng thường vẫn đáp ứng khi dùng liều cao), có thể dùng nhóm cephalosporin, macrolide. Các kháng sinh nhóm quinolon được sử dụng trong viêm phổi là ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin (ngừng khi hình ảnh tổn thương xóa gần hết trên phim Xquang phổi hoặc sau khi hết sốt 10 ngày).

Trong trường hợp xác định viêm phổi do virut, nấm hoặc ký sinh trùng bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị đặc hiệu cho từng trường hợp.

Có thể cân nhắc sử dụng phối hợp kháng sinh tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Điều trị triệu chứng nếu cần (dùng các Thu*c giảm đau hạ sốt, bồi phụ nước điện giải, giảm ho, long đờm, kết hợp vỗ rung, dẫn lưu đờm theo tư thế).

Bệnh nhân viêm phổi được điều trị ngoại trú (điều trị tại nhà) khi không có các dấu hiệu nặng của bệnh và phải dùng Thu*c đúng theo chỉ định của bác sĩ.

ThS. Nguyễn Thị Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-trong-dieu-tri-viem-phoi-13844.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY