Dinh dưỡng hôm nay

Mách bạn cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng chay hoặc mặn đúng chuẩn

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người Việt thường chuẩn bị làm mâm cỗ cúng rất tươm tất, chu đáo với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, người Việt thường chuẩn bị làm mâm cỗ cúng rất tươm tất, chu đáo với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Dân gian thường có câu: "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" để biểu thị sự quan trọng của nghi lễ này. Là ngày tuần đầu tiên của năm mới, sau Tết Nguyên đán, nên Rằm tháng Giêng rất được người Việt coi trọng.

Do vậy, việc sắp một mâm lễ cúng sao cho thật đúng chuẩn là điều mà mọi người đều quan tâm.

Để cúng Rằm tháng Giêng, người ta có thể chuẩn bị hai kiểu cỗ là chay hoặc mặn. Nếu gia chủ là Phật tử, vậy cần chuẩn bị 2 mâm lễ cúng: Mâm lễ cúng Phật và mâm lễ cúng gia tiên. Nhưng nếu nhà bạn không thờ Phật, vậy thì chỉ cần chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên là đủ.

Cúng Rằm tháng Giêng bằng cỗ chay

Nhiều người cho rằng rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong may mắn, giải hạn cho cả năm.

Lễ vật dâng cúng thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh, xào không thêm nhiều hương liệu. Ngày nay, nhiều người dân cúng rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, Thu*c lá...

Cúng Rằm tháng Giêng bằng cỗ mặn

Mâm lễ mặn theo đúng truyền thống gồm có có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món. Nếu bạn có điều kiện và muốn cầu kì hơn thì có thể tăng thêm số món ăn.

4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm. Dù cúng mặn, bạn vẫn có thể bổ sung thêm bánh trôi nước cho thêm phần đầy đủ.

Nếu không có điều kiện làm cầu kì, hay gia đình ít người, bạn có thể chuẩn bị mỗi thứ tượng trưng là được. Ví dụ: 1 bát, 2-3 đĩa là được.

Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.

Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, Thu*c lá...

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/mach-ban-cach-chuan-bi-mam-cung-ram-thang-gieng-chay-hoac-man-dung-chuan-a310753.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian mang bầu với nhiều thay đổi về cơ thể sẽ kéo theo một số điều phiền toái cho bạn, tuy nhiên, cảm giác sắp được làm mẹ thì chắc chắn lúc nào cũng rất tuyệt vời.
  • Đến tuần thai thứ 34, người mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc sinh nở, vì chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Rằm tháng Giêng âm lịch (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Bởi vậy mới có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”.
  • Mâm cỗ đủ đầy cũng thể hiện lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên trong gia đình, cầu năm cũ qua đi năm mới đến trong an lành và may mắn.
  • Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY