Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Mách bạn chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái tiết kiệm chi phí

Nhiều mẹ lần đầu làm mẹ sắp đến ngày sinh con thường thắc mắc rằng họ chưa biết chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái gồm những gì. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái là một trong những việc cần thiết cho các mẹ bầu bước vào những ngày sinh nở và chăm sóc con nhỏ. từ tuần thai thứ 34, các chị em nên bắt đầu tính đến chuyện chuẩn bị mua đồ đi sinh cho cả mẹ và bé. nhiều mẹ bầu lo xa còn chuẩn bị giỏ đồ từ sau khi biết giới tính thai nhưng đến ngày sắp sinh vẫn còn lo lắng không biết còn thiếu gì không.

1. Hướng dẫn chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái

Các chị em thường truyền tai nhau kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí để vừa tiết kiệm vừa đỡ công dọn dẹp khi từ bệnh viện về nhà. đồ đi sinh cho mẹ là chuyện nhỏ nhưng chuẩn bị đồ sơ sinh cho con, đặc biệt là các bé gái mới thực sự là chuyện lớn của nhiều thai phụ.

Trước khi sinh nở thì bất kỳ bà mẹ nào cũng đều rất hào hứng với việc mua sắm đồ cho thiên thần bé nhỏ, có chị em mỗi tháng còn sắm thêm cho bé dăm ba thứ, cứ thế đến ngày khai hoa nở nhụy, đồ sơ sinh của bé đã đầy ấp cả tủ đồ. nhưng khi đến bệnh viện, theo kinh nghiệm mua đồ sơ sinh thì không nên mang quá nhiều, vì số ngày nằm viện thường không nhiều, chỉ từ 3-5 ngày nên gia đình không cần mang quá nhiều, chỉ cần mang đủ.

Một giỏ đồ sơ sinh của bé gái sẽ cần có:

+ Mũ đội đầu: 3 – 5 cái

+Tất tay, tất chân: 4 – 6 bộ

+ Áo ngắn tay: 6 – 7 cái

+ Áo dài tay: 3 cái

+ Quần (size 1 & 2): 6 cái

+ Quần dài: 3 cái

+ Khăn xô lớn lau bé khi tắm: 3 - 5 cái

+ Khăn quấn bé: 5 - 7 cái

+ Khăn ướt: 2 gói

+ Khăn sữa (nhỏ): 12 - 15 cái

+ Băng rốn: 5 - 5 cái

+ Bông y tế: 1 gói nhỏ

+ Rơ lưỡi: 6 - 8 cái

+ 1 lọ nhỏ 10ml nước muối S*nh l* dùng lau mắt mũi cho bé vào mỗi buổi sáng.

+ máy hút sữa trong trường hợp mẹ không thể cho bé tự bú sữa.

+ Quần đóng bỉm (bino): 1-2 túi để thay khi bẩn.

+ Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 20 cái (1-2 ngày đầu mới sinh bé đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục).

+ Tấm chống thấm: 10 cái (lót cho bé)

+ Gối bông mềm: 1 cái

+ Chăn mềm nhỏ: 1 cái

2. Hướng dẫn cách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ bầu

Dưới đây là 3 nhóm đồ dùng cần thiết dành cho mẹ bầu khi chuẩn bị đồ đi sinh:

Ngoài phải chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái thì mẹ bầu cũng cần trang bị cho mình đủ những vật dụng cần thiết để quá trình sinh và chăm sóc con diễn ra thuận lợi hơn.

+ Trang phục của mẹ bầu

- quần áo: mặc dù tại các bệnh viện hiện nay thường có sẵn đồ cho sản phụ nhưng các mẹ vẫn nên chuẩn bị trong giỏ đồ của mình từ 1 - 2 bộ đồ để đề phòng đồ dơ nhiều nhưng chưa kịp thay hoặc đồ để mặc khi ra viện. bạn nên ưu tiên chọn những trang phục mỏng nhẹ, rộng rãi và nên có nút để thuận tiện cho bé bú hơn.

- Quần lót giấy: 15-20 cái (rất cần khi sinh mổ).

- Mũ trùm đầu: 1 cái

- Tất tay, chân: từ 1-2 đôi phòng lúc cơ thể bị hạ thân nhiệt trong và sau khi sinh.

+ Vật dụng vệ sinh cá nhân

Đây là những thứ chị em nên chuẩn bị đầy đủ để cảm thấy thoải mái nhất khi được dùng những đồ vật quen thuộc với mình. bên cạnh đó, việc vệ sinh cá nhân chủ động thường xuyên cũng giúp sản phụ tránh được các viêm nhiễm không đáng có sau sinh.

- Băng vệ sinh loại chuyên dụng cho mẹ sau sinh: 10 cái

- Khăn choàng, áo choàng giữ ấm cơ thể, các mẹ sinh con mùa lạnh nên chú ý điều này: 2 – 3 cái

- Khăn tắm: 1 cái

Vì có rất nhiều thứ cần phải chuẩn bị để đi sinh nên chính các mẹ cũng rất dễ nhầm lẫn. do đó, kinh nghiệm nhỏ là nên chia đồ dùng thành những gói nhỏ, dán cho chúng những miếng nhãn riêng để giúp việc tìm kiếm nhanh và đỡ mất thời gian hơn, tránh trường hợp nhầm lẫn các vật dụng với nhau.

+ Các giấy tờ cần thiết

Giấy tờ tùy thân là thứ đặc biệt quan trọng các mẹ cần nhớ khi chuẩn bị đồ đi sinh cho mình. hai loại giấy tờ bắt buộc chị em phải có là: chứng minh nhân dân và bảo hiểm y tế. đây là các giấy tờ cơ bản để thai phụ có thể nhập viện và sinh con thuận lợi hơn. các mẹ cũng nên phô sẵn thêm 2 bản, có công chứng càng tốt để nộp cho bệnh viện lúc làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.

Bên cạnh đó, các chị cũng nên mang theo hồ sơ thăm khám thai cũng quan trọng không kém. Các mẹ nên lưu lại tất cả kết quả khám, siêu âm, các xét nghiệm và sắp xếp theo trình tự thời gian sau mỗi lần khám thai định kỳ để tiện cho việc theo dõi sau này.

Bạn cũng nên chọn lựa cho mình một bệnh viện sinh phù hợp từ khi mới chớm thai, sau đó thăm khám định kỳ tại đây cho đến khi sinh để các bác sĩ có thể theo dõi liên tục, nắm rõ tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi để đưa ra phương pháp sinh nở phù hợp cho thai phụ.

3. Bố cần chuẩn bị gì giúp mẹ chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái

Nếu như mẹ đã chuẩn bị đồ đi sinh cho bản thân và con gái tạm ổn thì bố cũng cần chuẩn bị cho mình những món đồ khá cần thiết để dắt vợ đi sinh nhé. bố sẽ là người hỗ trợ quan trọng nhất về cả vật chất lẫn tinh thần để bà bầu vượt cạn thuận lợi hơn. các anh cần bỏ túi những lưu ý nhỏ dưới đây để tới khi vợ sinh mọi thứ bớt rối rắm, tránh tình trạng quên trước, quên sau.

- đầu tiên là tiền mặt (trong khoảng từ 5-10 triệu đồng) hoặc nhớ mang thêm một thẻ atm trong ví để có thể chi trả viện phí và các chi phí liên quan khác, giờ đây các bệnh viện hầu như đều có cây atm để rút tiền khá tiện lợi.

- chuẩn bị thêm tiền lẻ dùng cho việc mua nước, gửi xe. thực chất, đây là những việc rất nhỏ nhưng nếu bạn tinh tế chuẩn bị thì sẽ giúp bản thân tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải bị từ chối thanh toán hoặc chờ thối tiền.

- Nhớ mang theo điện thoại, sạc dự phòng để thuận tiện cho việc liên lạc với người nhà bất cứ khi nào cần thiết.

- Máy ảnh, máy quay (nếu có) để lưu lại những khoảnh khắc thật ý nghĩa khi con bạn chào đời.

- nếu chăm vợ sinh mổ, các anh cũng nên chuẩn bị thêm các vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng để có nhiều thời gian thường trực bên 2 mẹ con hơn.

- Mang dép hoặc giày thoải mái để di chuyển dễ dàng và nhanh chóng trong viện.

4. Vài kinh nghiệm khi chuẩn bị đồ vào viện sinh

Đối với các món đồ dùng như: chậu nhựa (1 cái dùng để rửa mặt, 1 cái để đựng đồ vừa thay ra của bé), chiếu nằm, phích nước nóng (cho người nhà sản phụ) nếu không tiện mang theo bạn có thể thuê hoặc sử dụng các dịch vụ tiện ích của bệnh viện tránh mang theo cồng kềnh.

Một lưu ý là toàn bộ nữ trang chị em đang đeo nên tháo ra và để ở nhà. Tiền và giấy tờ tùy thân thì giao cho chồng hoặc người thân. Điện thoại di động nếu cần thiết có thể cho vào một chiếc túi có dây treo quấn vào tay hoặc đeo bên người để nếu gặp vấn đề gì cần có thể gọi ngay cho gia đình.

 5. Tại sao bạn nên chuẩn bị đồ sơ sinh cho con vào tháng thứ 6 -7 thai kỳ

Đầu tiên là phòng trường hợp sinh sớm hơn dự kiến thì bị rơi vào tình thế bị động. thứ hai là nếu chuẩn bị giỏ đồ sinh sớm thì sẽ có nhiều thời gian để kiểm tra lại, thậm chí giặt giũ, tiệt trùng đồ đạc dụng cụ dùng cho bé sơ sinh. thứ 3, về tâm lý thì việc ngắm nhìn các món đồ đạc của con gái yêu sắp sinh sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc, gắn kết với con trong bụng, sẵn sàng tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp tới.

trên đây là danh sách chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé gái, đối với bé trai cũng sẽ tương tự như thế. nhưng vì đồ cho bé gái nên bạn có thể chọn các màu sắc dễ thương, thùy mị như: hồng, cam, đỏ, xanh,... nếu giỏ đồ chuẩn bị sinh cho mẹ và bé đã đầy đủ. việc còn lại là chị em cần chuẩn bị cho mình tâm lý thật thoải mái, tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để vượt cạn mẹ tròn con vuông. 

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/mach-ban-chuan-bi-do-so-sinh-cho-be-gai-tiet-kiem-chi-phi-377997.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/mach-ban-chuan-bi-do-so-sinh-cho-be-gai-tiet-kiem-chi-phi-377997.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/mach-ban-chuan-bi-do-so-sinh-cho-be-gai-tiet-kiem-chi-phi-377997)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi đi khám bệnh và được chẩn đoán bị tứ chứng Fallot và cần phẫu thuật. Xin hỏi, sau khi phẫu thuật có khả năng bình phục hoàn toàn hay không? Trường hợp phát hiện sớm trước khi sinh có khả năng chữa khỏi hay không? Chi phí khoảng bao nhiêu cho một trường hợp phẫu thuật? Tôi xin chân thành cảm ơn. (P.T.H, Đồng Nai),
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Tôi 43 tuổi, bị gãy chân giờ xương khớp đã bị ch*t. Tôi muốn đi thay mà không biết tốn bao nhiêu tiền? Tôi nên điều trị ở BV nào thì tốt? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Hong - lethi…@yahoo.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi đọc báo thấy có nói về kỹ thuật mới điều trị ung thư bằng sóng cao tần ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM. Gia đình tôi có ông dượng bị ung thư phổi giai đoạn IIIb, đang điều trị ở Đà Nẵng. Chúng tôi rất hi vọng vào kỹ thuật mới này, nhưng không biết chi phí có cao không? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. (Trần Văn Bảy – Quảng Nam)
  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Khi Công an phường nhắc nhở, vị “khách không mời” này ngồi xuống ghế và đe dọa sẽ đập ch*t bé gái nếu ai động đến….
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY