Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Mâm cúng Rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này

Sau dịp Tết Nguyên đán thì “Rằm tháng Giêng” được coi là một trong những ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm mới. Dưới đây là những gợi ý về việc chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng với những món quen thuộc, được nhiều gia đình chú trọng để cầu một năm mới mọi việc hanh thông, trôi chảy.
Rằm tháng Giêng nên đi chùa nào để cầu may mắn, bình an cả năm?
Vì sao lại nói 'cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng'?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng được nhiều gia đình chuẩn bị cầu kì với đầy đủ các món. (Ảnh: Nhang Xanh).

Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ nhất

Ông bà ta vốn có câu: “Lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” để nói về sự quan trọng của ngày Tết Nguyên tiêu trong tâm thức của người Việt.

Tết Nguyên tiêu vốn là một trong những ngày lễ lớn trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán và còn được quan niệm là “ăn Tết lần 2”. Bởi vậy, việc chuẩn bị mâm cúng trong dịp Rằm tháng Giêng rất quan trọng. Trước là tưởng nhớ công ơn các cụ sau là con cháu "thụ lộc".

Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường bao gồm mâm cúng gia tiên và mâm cúng Phật. Đối với mỗi loại mâm này gia chủ cần chú ý phải chuẩn bị khác nhau.

Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, gồm 4 bát và 6 đĩa với tổng cộng là 10 món ăn trong một mâm.

Trong đó, 4 bát gồm: bát canh măng ninh xương, bát canh bóng, bát canh miến và bát canh mọc. Gia chủ không cần sử dụng bát quá to mà vừa phải cũng thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên.

6 đĩa bao gồm: thịt gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), chân giò luộc (hoặc giò chả), nem thính (hoặc đĩa thịt xào), dưa muối, xôi (bánh chưng) và nước chấm.

(Ảnh: Nhang Xanh).

Gọi ý các món ăn trong mâm cung gia tiên cụ thể như sau:

Gà luộc: Trong mâm cúng mặn nào cũng không thể thiếu được gà luộc. Đây là món ăn cổ truyền xuất hiện trong các mâm cơm của người Việt.

Xôi gấc (hoặc bánh chưng): tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi của vạn vật muôn loài. Xôi gấc có màu đỏ không chỉ khiến mâm cúng trở nên bắt mắt hơn mà theo quan niệm dân gian màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

Chân giò luộc (hoặc chả giò): theo phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng, mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn kỳ công chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay bằng món giò chả.

Nước chấm: đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.

Hành muối: Dưa món thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán, nên trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.

Đối với người dân miền Nam, trong mâm cơm cúng còn bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh khổ qua.

Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Như vậy, mâm cúng gia tiên dịp Rằm tháng Giêng có đầy đủ các màu sắc, mùi vị sẽ tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm, an lành và xua đi những vận xui trong năm mới.

Mâm cúng Phật

Mâm cúng Phật là mâm cỗ chay với sự xuất hiện của các loại trái cây, món ăn chay nhằm hướng đến sự thanh tịnh, bao dung với muôn loài theo giáo lý của nhà Phật.

Mâm cúng Phật hài hòa màu sắc ngũ hành. (Ảnh: Nhang Xanh).

Điểm đặc biệt trong mâm cúng Phật dịp Rằm tháng Giêng là màu sắc của các lễ vật tượng trưng cho ngũ hành. Trong đó: màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, trắng của hành thủy và vàng hành kim.

Lễ vật dâng cúng trong mâm cỗ cúng Phật thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng Phật, nhiều gia đình thường có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Trên đây là những gợi ý cách chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng Giêng. Bạn không nhất thiết phải làm đúng theo những gợi ý này mà có thể cân nhắc về thời gian để làm và chi phí. Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy và quan trọng nhất phải thành tâm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/mam-cung-ram-thang-gieng-khong-the-thieu-nhung-mon-an-nay-98723.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thu*c, chế độ ăn uống cũng một phần nào hỗ trợ người bệnh làm chậm quá trình tiến triển của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY