Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai hôm nay

Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai

Mang bầu tháng cuối, thấy những dấu hiệu này mẹ hãy vào viện ngay!

Chỉ một bằng vài dấu hiệu cơ thể dưới đây là các mẹ bầu sẽ biết khi nào mình phải xách làn và tới bệnh viện.

Khi nào mẹ có thể sẵn sàng lâm bồn

Thực tế thì thời điểm đó vẫn còn mang tính ước lượng. Theo tiến sĩ y khoa William Schweizer, phó giáo sư lâm sàng của Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York, thời điểm trở dạ của các bà mẹ thường giới hạn từ tuần thứ 37 tới tuần thứ 41. Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ trở dạ non ở trước tuần thứ 37, hay một số mẹ quá tuần thứ 41 mới có thể sinh con. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mẹ bầu và các điều kiện vật chất của bệnh viện.

mang bau thang cuoi, thay nhung dau hieu nay me hay vao vien ngay! - 1

Không phải cứ có cơn co là chuẩn bị sinh, đó hoàn toàn có thể là cơn gò giả. (Ảnh minh họa)

Các triệu chứng dễ hiểu nhầm là dấu hiệu sinh đẻ

Đừng nghĩ những cơn đau vùng thắt lưng là dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh, rất có thể đó chỉ là chứng co thắt mang tên braxton-hicks. dù hay bị nhầm lẫn với chứng co thắt khi chuyển dạ, nhưng chúng vẫn có những dấu hiệu nhận biết riêng. theo tiến sĩ thực hành điều dưỡng collen moreno, y tá hộ sinh tại bệnh viện nhi stanford, thuộc hệ thống bệnh viện và nhà điều dưỡng tại san francisco bay, triệu chứng này thường là những cơn co thắt không gây đau đớn và có chu kỳ bất thường. “phần cơ vùng tử cung sẽ không ngừng phát triển và co dãn, vì thế chúng thường gây co thắt để thích ứng với sự tăng trưởng này”.

Những dấu hiệu của chứng Braxton-Hicks bao gồm:

- Cơn co không đều;

- Đau tập trung ở vùng bụng dưới;

- Không mạnh lên theo thời gian;

- Không đau đớn, hoặc đau rất nhẹ và thường giảm đi trong quá trình vận động;

- Không gây đau nhói bất chợt;

Và những dấu hiệu co thắt dưới đây mới là những dấu hiệu sinh đẻ:

- Cơn đau không tăng hoặc giảm theo từng chuyển động của mẹ;

- Đau tập trung ở vùng xương chậu;

- Xuất hiện theo chu kỳ nhất định (nếu mẹ nào bị co thắt ít nhất 5 phút 1 lần, mỗi lần kéo dài 45 giây, thì mẹ hãy chuẩn bị tinh thần đi, bé đang sắp chào đời).

Những dấu hiệu sắp sinh dễ thấy

Rất nhiều dấu hiệu có thể gây hiểu nhầm là các sắp đến cơn chuyển dạ nên rất khó để xác định chính xác thời điểm bắt đầu vượt cạn. tuy nhiên, những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các mẹ phát hiện mình đang ở giai đoạn nào chỉ với những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể:

Buồn nôn và tiêu chảy

mang bau thang cuoi, thay nhung dau hieu nay me hay vao vien ngay! - 2

Mẹ bầu tháng cuối bỗng dưng thấy buồn nôn là đang có dấu hiệu sớm của việc sinh nở. (Ảnh minh họa)

Ở tam cá nguyệt thứ 3, nếu hầu hết các mẹ bầu chắc đều đã trải qua những đau cơn ốm vào mỗi sáng, thì đó vẫn là điều bình thường. nhưng nếu các mẹ cảm thấy bụng cồn cào và hay nôn khan trong giai đoạn đấy, thì có thể các mẹ sắp trở dạ rồi đấy. việc buồn nôn ở tuần cuối thai kỳ xảy ra do sự phát triển của bé khiến tử cung chèn vào hệ tiêu hóa, nên nó cũng được coi là dấu hiệu sớm của việc sinh đẻ.

Chuột rút

Những cơn co thắt là điều thường xuyên xảy ra trong thai kỳ. Thông thường, chúng hay xảy ra ở các phần lưng và bụng dưới và thậm chí còn có thể ép lên phần xương chậu.

Đau phần lưng dưới

Chứng co thắt có thể diễn ra ở vùng lưng và sau đó lan đến xương chậu. Một số mẹ còn bị “trở dạ vùng lưng”, được biểu hiện bởi sự khó chịu dai dẳng ở phần lưng dưới, nó sẽ đột ngột tăng lên khi mẹ lên cơn co thắt và gây đau đớn giữa những cơn co thắt.

Bong nút nhày

Khi sinh đẻ, cổ tử cung sẽ mảnh lại và dãn nở, dẫn đến việc nút nhầy - một lớp màng dày có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập tử cung, bị đẩy ra ngoài. Quá trình “cởi nút” sẽ diễn ra cùng một lúc hoặc nhỏ giọt từng chút một. Tuy nhiên, vượt qua chặng cuối của giai đoạn này không đồng nghĩa với việc các mẹ sẽ sớm đẻ con. Việc trở dạ sẽ phải tốn hàng giờ, hàng ngày, thậm chí cả tuần để cổ tử cung tiếp tục giãn nở.

Ra máu báo

Khi nút nhày tiêu biến, một số mạch máu bị vỡ ra, dẫn đến việc tiểu ra máu, hay còn được gọi là “xuất huyết”. tiến sĩ schweizer cho biết đây cũng là dấu hiệu cho thấy việc trở dạ đang đến gần,nó thường kéo dài từ vài phút cho đến hơn 2 tuần, cứ 4 ngày mang thai thì 5 ngày bị xuất huyết. tuy nhiên, nếu mẹ nào bị xuất huyết nặng như thời kỳ kinh nguyệt, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các dấu hiệu sắp sinh:

Bên cạnh những triệu chứng cho thấy mẹ đang ở giai đoạn sớm trong quá trình trở dạ, còn một số dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh con.

Vỡ ối

Phim ảnh có thể khiến các mẹ tin rằng vỡ ối là một cái gì đó rất ghê gớm, nhưng theo tiến sĩ schweizer, nó chỉ như cảm giác đi tiểu mà thôi. thực tế, chỉ có 10% phụ nữ trên thế giới lâm vào hoàn cảnh này. vỡ ối khi bị co thắt là dấu hiệu lớn nhất cho biết mẹ sắp sinh rồi đấy, còn nếu chưa, chịu khó chờ thêm ít giờ nữa nhé. nếu dịch ối có màu đỏ, nâu hoặc xanh, hay ra nhiều hơn bình thường, gọi bác sĩ ngay lập tức.

mang bau thang cuoi, thay nhung dau hieu nay me hay vao vien ngay! - 3

Khi ối đã vỡ, mẹ hãy lập tức nhập viện để chuẩn bị đón con. (Ảnh minh họa)

Thường xuyên bị co thắt

Một điều chắc chắn là đến một lúc nào đó, các mẹ bầu sẽ nhận thấy những cảm giác cồn cào mà mình hay gặp phải dần biến đổi thành chứng co thắt thường xuyên, đó chính là dấu hiệu các mẹ sắp sinh con. hãy thư giãn, làm cho bản thân thoải mái và tắm rửa sạch sẽ, và chú ý nhẩm đếm chu kỳ của những lần co thắt. nếu chúng cứ 5 phút lại xuất hiện 1 lần, hãy sẵn sàng vào nhà hộ sinh thôi.

Vùng chậu và trực tràng chịu áp lực lớn hơn

Vùng xương chậu bị ép xuống là một dấu hiệu sắp sinh rất thường thấy. điều tương tự cũng diễn ra ở vùng trực tràng, mà tiến sĩ moreno miêu tả chúng tương tự như “cảm giác khi ngồi đại tiện”. hãy sẵn sàng nhé, vì chúng là dấu hiệu cho biết đứa bé thực sự sắp ra đời rồi đấy.

>> XEM TIẾP:

Không thích sinh con tại bệnh viện, mẹ "liều mình" tự đẻ con trong nhà vệ sinh

chuyên mục bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.

Theo Việt Anh (Dịch từ Momjunction) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/mang-bau-thang-cuoi-thay-nhung-dau-hieu-nay-me-hay-vao-vien-ngay-c85a339731.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY