Thông tư số 08/TT-BYT ngày 23/08/2004 của Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm TPCN” đã đưa ra định nghĩa: TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.Còn theo ThS, BS CKII Trần Bùi Quang Dương, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm (Hà Nội): Thuốc là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, hoặc điều chỉnh chức năng S*nh l* cơ thể, bao gồm Thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm Thuốc, vắcxin, sinh phẩm y tế, trừ TPCN.Thuốc và TPCN được đóng gói, trên bao bì ghi nhãn đối với Thuốc có chỉ định, liều dùng và chống chỉ định. Đối với TPCN, ghi rõ TPCN, hỗ trợ các chức năng của các bộ phận cơ thể.Điều kiện sử dụng đối với Thuốc phải có chỉ định kê đơn của bác sỹ và mua ở nhà Thuốc; còn đối với TPCN thì mua ở cửa hàng, siêu thị. Người bệnh, người khỏe có thể dùng được TPCN; còn Thuốc thì chỉ dùng cho người bệnh sử dụng.“Cách dùng đối với Thuốc là theo đợt điều trị và có nguy cơ biến chứng; còn đối với TPCN thì sử dụng thường xuyên, liên tục, không biến chứng, không hạn chế”, ông Dương nói.Hậu quả khôn lườngThời gian qua, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và không cập nhật kiến thức, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra thị trường và mập mờ trong quảng bá, giới thiệu TPCN nhằm đánh lừa người tiêu dùng, thậm chí cả người đang mang trọng bệnh.Chúng ta hẳn chưa quên trường hợp cháu bé tại Hà Nội mới 11 tháng tuổi đang rất bụ bẫm, nhanh nhẹn nhưng chỉ sau hơn 1 ngày tiêu chảy thì môi nhợt, sốt, lả đi, chân tay lạnh ngắt. Gia đình đưa cháu nhập viện trong tình trạng mất nước độ 3, tụt huyết áp, tiền sốc, co giật.Trước đó, hai mẹ con chị đều bị tiêu chảy, chị ra hiệu Thuốc mua men tiêu hóa và nước điện giải để bù nước. Hai mẹ con uống hết 1 chai và 4- 5 gói pha với 200ml nước trong gần 3 ngày thì thấy con lả đi, môi nhạt. Nguyên nhân do bù nước không đúng cách, bù nước bằng TPCN dạng oresol chứ không phải là Thuốc oresol.Ông Dương chia sẻ: Người bệnh rất chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Khi có bệnh không đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc các bệnh viện để bác sỹ thăm khám và kê đơn Thuốc. Họ ra nhà Thuốc kể bệnh và mua Thuốc. Trong quá trình kể bệnh cho nhân viên nhà Thuốc, họ được tư vấn, giới thiệu thêm các loại TPCN. Tuy nhiên, nhiều nhân viên giới thiệu không rõ ràng, làm người bệnh tưởng lầm là Thuốc nên mua về sử dụng. Hậu quả là bệnh không thuyên giảm mà còn nguy hại đến tính mạng nếu như sử dụng không đúng cách.Ông Dương còn cho biết, ngay cả trên bao bì các sản phẩm là TPCN khi tiêu thụ trên thị trường, đúng theo quy định là phải ghi rất rõ ràng để người tiêu dùng biết, nhưng những thông tin này được các nhà sản xuất hoặc không ghi, hoặc ghi rất nhỏ, nên người bệnh khó phát hiện đó là TPCN.Cách đây không lâu Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền gần 300 triệu đồng với 5 công ty có hành vi sản xuất, quảng cáo khi chưa được cấp phép, quảng cáo TPCN gây hiểu lầm là Thuốc chữa bệnh. Đáng nói hơn, các đơn vị bị xử phạt lại là những “ông lớn” trong ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm.Tuy nhiên, còn khá nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanhTPCN trên thị trường đang lợi dụng kẽ hở của pháp lý để kinh doanh, trục lợi trên người bệnh bằng cách mập mờ giữa Thuốc và TPCN. Nhiều loại TPCN được quảng cáo là “thần dược” chữa được bách bệnh nên có giá rất cao, nhưng thực chất chỉ là loại TPCN bổ sung khoáng chất cho cơ thể.Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp mập mờ trong việc giới thiệu quảng bá không rõ ràng TPCN nhằm đánh lừa người tiêu dùng, thu lời bất chính.