Bệnh tình dục hôm nay

Mẹ bầu bị bệnh lậu, có nên chấm dứt thai kỳ?

Tôi mới phát hiện mình bị bệnh lậu khi mang thai. Tôi lục lại ký ức thì nguyên nhân có thể xuất phát từ chồng nên hiện giờ cảm thấy rất khó khăn và lo sợ. Sợ phải bỏ con, sợ sinh con ra không được lành lặn, vậy thì tôi sẽ oán chồng cả đời. Xin cho tôi lời khuyên.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chị thân mến,

AloBacsi xin được chia sẻ nỗi lòng cùng chị. Trước tiên, chị cần bĩnh tĩnh, không nên để tâm lý của mình ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thực sự, thời điểm này chị có "lục lại ký ức" thì cũng chưa giải quyết được vấn đề, quan trọng nhất là ổn định tâm lý, khám với bác sĩ chuyên khoa để điều trị căn bệnh này phải không ạ?

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của thai phụ bị suy giảm nên dễ bị lây nhiễm những bệnh nhiễm khuẩn. Trong đó, bệnh thường gặp và gây hậu quả nghiêm trọng là bệnh lậu

Đối với bệnh lậu thì có nhiều thông tin trái chiều về sự cố gây sảy thai. Nhiều thông tin cho rằng, nếu bệnh lậu không được điều trị thì có nguy cơ gây sảy thai và ít nhất cũng có một nghiên cứu cho thấy có tăng nguy cơ đẻ non.
Không được điều trị thì khi sinh đẻ có thể gây ra những biến chứng đe dọa sinh mạng cho trẻ và bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến bệnh viêm tiểu khung và bệnh này là yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung.

Tuy nhiên, lậu có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh - loại an toàn dành cho bà bầu. Phụ nữ mang thai bị bệnh lậu không nên đi nạo thai. Vì vết thương do nạo thai để lại sẽ tạo điều kiện và cơ hội để khuẩn cầu đôi gây bệnh lậu xâm nhập vào cổ tử cung, từ đó gây viêm nhiễm khoang chậu và cơ quan nội tạng, thậm chí dẫn đến vô sinh.

Chị cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn chị nhé!

Thông tin thêm với các chị em, nhiều phụ nữ không có bất cứ dấu hiệu gì khi bị nhiễm vi khuẩn lậu. Do đó, nếu có tiểu gắt, tiểu buốt, nước tiểu đục có thể có mủ đi kèm, ra huyết trắng nhiều, huyết trắng nặng mùi kèm theo sốt và đau trằn vùng bụng dưới... thì nên đi khám ngay. Đừng vì e ngại, xấy hổ mà đặt niềm tin vào những cơ sở y tế không có uy tín, chưa được Bộ Y tế cấp phép.

Chúc chị sức khỏe!

AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/me-bau-bi-benh-lau-co-nen-cham-dut-thai-ky-n405414.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY