Gần đây, tại khoa Phẫu thuật nhi khoa của bệnh viện Liên kết thứ 3, trường Đại học Trịnh Châu (Bệnh viện sức khỏe bà mẹ và trẻ em) đã diễn ra một câu chuyện khiến nhiều người phải quan tâm. Mẹ của bé Yue Yue đã khóc rất nhiều khi biết tình trạng của con gái mình.
Yue Yue là bé gái mới 1 tuổi. Cách đây 20 ngày, khi bé đang chơi với xe tập đi, mẹ đã nhìn thấy có vết máu xuất hiện trên tã của bé. Bố mẹ đã nhanh chóng đưa Yue Yue đi khám tại một phòng khám gần nhà và được kết luận là không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, việc bé bị chảy máu ở V*ng k*n vẫn tiếp tục diễn ra. Gia đình nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề nên đã nhanh chóng đưa con lên bệnh viện của trường đại học Trịnh Châu để điều trị. Sau khi kiểm tra ban đầu, bác sĩ nói tình trạng của bé khá nghiêm trọng và cần nhập viện để theo dõi.
Ngay sau đó, ông đã tổ chức một cuộc họp tư vấn đa ngành bao gồm các chuyên gia từ phụ khoa, phẫu thuật nhi khoa, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và khối u máu để bàn luận về tình trạng bệnh của Yue Yue.
Trong quá trình kiểm tra, Yue Yue được phát hiện có triệu chứng thiếu máu, không có biểu hiện bất thường ở vú, âm hộ và lỗ niệu đạo. Tuy nhiên, vấn đề của cô bé là việc có một khối u ở *m đ*o.
Sau khi điều trị tích cực, đích thân giám đốc bệnh viện đã thực hiện ca phẫu thuật cho Yue Yue. Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công và khối u được loại bỏ hoàn toàn.
Giám đốc Chen Qi nói rằng, khối u túi noãn hoàng phổ biến ở tinh hoàn, buồng trứng, đuôi túi và trung thất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Việc xuất hiện ở *m đ*o như trường hợp của Yue Yue là cực kỳ hiếm.
Khối u túi ở *m đ*o là một khối u tế bào mầm tương đối hiếm và rất ác tính. Vì độ ác tính cao nên nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể Ch?t trong vòng 2- 4 tháng kể từ khi phát hiện. Do đó, việc phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm là chìa khóa để cải thiện tình trạng bệnh. Hiện tại, Yue Yue đã trải qua hóa trị.
Cũng mang một căn bệnh quái ác như vậy, cô bé Yuan Yuan (2 tuổi), 4 tháng trước cũng được phát hiện thấy vết máu ở âm hộ khi đang chơi. Nhiều bệnh viện tuyến dưới đã nói rằng đó không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng. Nhưng sau khi được điều trị tại bệnh viện Đại học Trịnh Châu, các bác sĩ đã tìm ra đây là bệnh lý viêm *m đ*o sau phẫu thuật.
Giám đốc Chen Qi cho biết, đây là một khối u ác tính *m đ*o, nó chủ yếu nằm ở *m đ*o và cổ tử cung. Việc này sẽ gây chảy máu *m đ*o, bệnh ác tính phát triển rất nhanh và tiên lượng xấu.
Hiện tượng trẻ bị chảy máu *m đ*o có thể là do bệnh lý về *m đ*o, ung thư tuyến *m đ*o. Bên cạnh đó cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc trẻ bị chảy máu ở V*ng k*n:
Đây là hiện tượng thường xảy ra khoảng 1 tuần sau khi em bé chào đời, thường kéo dài từ 2- 3 ngày. Lượng máu chảy ra rất nhỏ, trông nó khá giống với kinh nguyệt ở phụ nữ. Điều này là do estrogen trong cơ thể người mẹ xâm nhập vào cơ thể của bé thông qua nhau thai và nồng độ estrogen trong cơ thể bé giảm nhanh sau khi em bé chào đời.
Niêm mạc tử cung của em bé mất vai trò của estrogen, do đó bị bong ra và chảy máu, tạo thành hiện tượng kinh nguyệt giả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngực của trẻ có tiết ra một lượng chất lỏng màu trắng nhỏ từ núm vú.
Đây là hiện tượng bình thường và cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng máu chảy ra tương đối nhiều, diễn ra trong một thời gian dài thì phải đưa con đến bệnh viện để khám, loại trừ các bệnh nghiêm trọng có thể mắc.
Trẻ mới biết đi thường có thể sẽ hay có những hành động như nhét những viên bi nhỏ, bút, đồ chơi bé vào *m đ*o vì tò mò hoặc vì bị ngứa…
Ngoài ra, do trẻ mặc quần hở, vật lạ như lúa mì, hạt gạo hay bất cứ thứ gì nhỏ có thể vô tình lọt vào *m đ*o. Sự xuất hiện của dị vật trong *m đ*o sẽ gây ra ngứa, có mùi và chảy máu.
Với những bạn lớn hơn một chút có thể vì sợ bố mẹ mắng nên không dám khai thật với bố mẹ về tình trạng có dị vật trong V*ng k*n của mình. Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để gắp các dị vật ra.
Trẻ em hiếu động hơn người lớn và khả năng nhận thức cũng như tự bảo vệ bản thân còn kém. Chảy máu *m đ*o có thể là do chấn thương khá phổ biến. Nói chung, âm hộ bị thương do đi xe đạp, vô tình chạm vào cạnh, góc bàn, ngã khi chạy nhảy, ngồi lên một vật cứng… đều có thể làm bầm tím, gây ra nứt da âm hộ.
Ở trẻ sơ sinh và bé gái, âm hộ phát triển chưa hoàn thiện, nồng độ estrogen thấp và sức đề kháng biểu mô *m đ*o còn thấp, *m đ*o lại gần với hậu môn nên rất dễ bị nhiễm khuẩn và viêm.
Các mầm bệnh có thể lây lan qua quần áo, bồn tắm, tay… của chính người mẹ, y tá hoặc các cô giáo ở trường mầm non. Ngoài ra, việc vệ sinh kém, âm hộ bẩn cũng là nguyên nhân gây ra viêm nhiễm.
Các triệu chứng của tình trạng này là đỏ, sưng, ngứa, tiết dịch, một số là chảy máu nhiều lần. Giám đốc bệnh viện Đại học Trịnh Châu nhắc nhở:
Trong những năm gần đây, đã có những trường hợp bé gái bị lây truyền các bệnh xã hội như bệnh lậu chỉ vì lây nhiễm từ người lớn nên bố mẹ cần phải đặc biệt lưu ý.
Đây là hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ dẫn đến hiện tượng có kinh nguyệt. Ngoài ra, còn có thể là dậy thì giả do uống nhầm Thu*c Tr*nh th*i hoặc các thực phẩm có chứa estrogen, cũng có thể gây chảy máu *m đ*o.
Chảy máu này tương tự như kinh nguyệt ở người trưởng thành nhưng sau khi hormone cơ thể được bài tiết sẽ ngừng chảy máu.
Có rất nhiều lý do chảy máu *m đ*o ở trẻ nhỏ và bố mẹ nên quan tâm kịp thời, đưa con đi khám để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Chủ đề liên quan:
chảy máu âm đạo Chảy máu vùng kín con gái khối u phát hiện u âm đạo ung thư viêm âm đạo