Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Mẹo hay đánh bay mụn nhọt, mẩn ngứa trong ngày hè

Môi trường khói, bụi bẩn ô nhiễm cùng với cái nắng nóng như thiêu như đốt của mùa hè dễ khiến da bạn bị tổn thương và là cơ hội cho các bệnh về da phát triển. Đặc biệt ở phụ nữ, vấn đề sạm da, khô da, nóng trong người dễ phát tác, khiến chị em buồn phiền, lo lắng.
Tự ti vì mụn nhọt

Ngay từ lúc mới vào đầu hè nhưng chị Minh Khánh (Dương Nội, Hà Đông) đã cảm thấy rất tự ti vì vùng da mặt lúc nào cũng ngứa ngáy khó chịu và nổi mụn nhọt. Ban đầu, mụn chỉ mọc khu trú ở vùng thái dương, sau đó lan dần ra má và phần trên trán. Thêm vào đó, do cơ quan khá xa nên mỗi lần đi làm nhiều bụi bặm, mồ hôi khiến chị cảm thấy da nhễ nhại, vô cùng khó chịu. Chị đã đi khám và được bác sĩ cho đơn Thu*c uống nhưng chỉ được một thời gian là đâu lại vào đấy. Chị chia sẻ, bản thân rất mất tự tin khi xuất hiện trước đối tác.

BSCC. Hoàng Đình Lân, Nguyên Trưởng khoa Ngoại, BV Y học cổ truyền Trung ương cho biết, vào mùa hè do nhiệt độ tăng cao, làm cho khí hậu trở nên oi bức, cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để tỏa bớt nhiệt độ giúp cho thân nhiệt luôn giữ được trạng thái bình thường. Cũng chính do mồ hôi bài tiết nhiều ở bề mặt ngoài da nên đã kéo theo những cặn bã trong cơ thể đào thải ra, vì vậy làm cho da bẩn lại ướt nên dễ kết dính bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí khiến da trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra ngứa ngáy, mụn nhọt... Để biết chính xác bản thân đang gặp phải vấn đề gì về da cũng như về sức khỏe thì cần đến các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

Riêng ở phụ nữ, theo BS. Lân, vấn đề nổi mụn nhọt trên mặt thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì; thứ hai là mụn nhọt – nhất là mụn trứng cá thường do có các bội nhiễm gây ra; thứ ba là có thể do một số bệnh như mề đay trong da liễu, hoặc mụn phát ban đỏ trong mùa hè…

Theo y học cổ truyền mụn nhọt phát ra là do nhiệt – “nhiệt bức huyết vọng hành” tức là khi nóng quá làm các chất cặn bã đào thải ra ngoài qua phần da biểu hiện ở mặt.

Cách “hạ nhiệt” làm mát cơ thể

Về các phương pháp điều trị mụn nhọt do nhiệt, nóng trong, BSCC. Hoàng Đình Lân cho biết, hiện nay y học hiện đại cũng có những cách chữa riêng có thể khỏi bệnh nhưng rất dễ tái phát. Trong khi đó, y học cổ truyền sau khi tìm được nguyên nhân theo “Lý, Pháp, Phương, Dược”, “Tính vị, Quy kinh” thì có thể khỏi được hoàn toàn tuy có chậm hơn một chút vì nó chữa được tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.

Ví dụ nóng trong thường do gan nóng, thận nóng cần sử dụng những thực phẩm làm mát “tư âm, bổ thận, mát gan, giải độc”. Ngoài ra, còn có các vấn đề mà y học hiện đại gọi là viêm nhiễm, mủ nhọt thì y học cổ truyền có các vị thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu huyết, làm đỡ sốt, đỡ đau, giảm bớt các dấu hiệu bệnh. Không những thế còn giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật mà y học cổ truyền gọi là bồi bổ chính khí.

Để phòng ngừa nóng trong, mụn nhọt, người dân cần hạn chế ăn các thức ăn bổ béo, đồ ăn chứa chất cay nóng, khó tiêu. Theo cổ phương, có thể sử dụng các phương pháp như uống nước rau má, nước rau diếp cá, mướp đắng thường xuyên sẽ có tác dụng làm mát cho cơ thể, hạn chế tình trạng nóng trong người, nóng gan, nóng thận. Nóng gan cũng có thể sắc nước atiso, nhân trần uống sẽ có tác dụng làm mát rất tốt.

Những người bị nhiệt từ trong phát ra như nội thương do gan nóng, thận nóng thì phải đến thầy Thu*c đông y hoặc cơ sở y tế có thương hiệu đã được nhà nước công nhận để được khám, kê bài Thu*c có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/meo-hay-danh-bay-mun-nhot-man-ngua-trong-ngay-he-n131444.html)

Tin cùng nội dung

  • Da mặt tôi thường xuyên nổi mẩn đỏ, ngứa. BS cho Thu*c chống dị ứng, kết luận bị viêm da tiếp xúc. Tôi phải làm sao để bệnh không tái phát và nên dùng mỹ phẩm thế nào?
  • Tôi bị mẩn ngứa bất cứ nơi nào trên cơ thể khi vùng đó bị lạnh - cho dù lúc đó là mùa nào trong năm.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY