Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Mẹo hay giúp ly thuỷ tinh không bị vỡ khi rót nước sôi

Hiện tượng ly, tách thuỷ tinh bị nứt, vỡ khi chứa nước nóng xảy ra do thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém, khi đổ nước sôi vào, phần bên trong ly nóng trước sẽ nở ra trong khi bên ngoài ly chưa nóng. Điều này gây ra sức ép khiến ly bị vỡ. Ba mẹo hay dưới đây có thể giúp bạn hạn chế gặp tình trạng này.

1. "Luộc" ly thủy tinh

Phương pháp này giúp cốc thuỷ tinh quen với sự tăng nhiệt độ, giúp thủy tinh giãn nở đều và hạn chế việc nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. với cốc thuỷ tinh mới mua, hãy xếp chúng vào trong một nồi lớn, đổ nước ngập cốc, đun nóng dần cho đến khi nước sôi và tắt bếp. đợi cốc nguội rồi đem ra dùng.

2. Dùng thìa kim loại

Nếu ly thuỷ tinh lồi lõm không đều, khi nhiệt độ đột ngột thay đổi càng dễ bị nứt vỡ hơn. lúc này, bạn có thể dùng một chiếc thìa bằng kim loại như nhôm, inox... đặt vào ly trước rồi mới rót nước nóng vào.

kim loại là chất dẫn nhiệt tốt nên chiếc thìa sẽ nhanh chóng hấp thụ một phần nhiệt lượng, giúp nhiệt độ bên trong cốc không quá chênh lệch so với bên ngoài cốc.

3. Không rót nước tràn lên thành ly

Một cách khác bạn có thể áp dụng là hãy rót một ít nước nóng tráng đều trong lòng cốc để ly nóng dần lên sau đó rót từ từ cho đến khi đầy. lưu ý không nên rót nước tràn lên hai bên thành cốc vì phần thuỷ tinh ở thành cốc thường mỏng hơn đáy cốc, dễ xảy ra rạn nứt. ngoài ra hãy nhớ đổ hết nước lạnh trong cốc ra trước, sau đó mới rót nước nóng từ từ vào.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức để bảo quản và sử dụng cốc thủy tinh bền lâu nhất.

Minh Hoa (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/meo-giup-ly-thuy-tinh-khong-bi-nut-vo-khi-dung-nuoc-nong-a479526.html)

Tin cùng nội dung

  • Rất nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể không biết cách chăm sóc thế nào để giữ mắt sáng, tới khi có những biến đổi khó chịu (mi mắt bị phù, xuất huyết trên lòng trắng, mắt cộm và chói, lòng đen có đám phù đục…) mới quay trở lại viện khiến việc điều trị kéo dài, tốn kém.
  • Cùng với thời gian, thể thủy tinh ở người cũng bị mờ dần và dẫn đến giảm thị lực, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cá nhân.
  • Ðục thể thủy tinh là nguyên nhân thứ hai gây giảm thị lực trên phạm vi toàn cầu, chỉ sau tật khúc xạ, và thường xảy ra ở người cao tuổi. Cho đến nay phương pháp điều trị có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật.
  • Giảm thị lực là biểu hiện quan trọng của đục TTT, đây là bệnh thường gặp ở người từ 55 tuổi trở lên. Bên cạnh tình trạng nhìn mờ, nhìn khó nhiều người bệnh còn có cảm giác nhìn đôi, nhìn qua màn sương.
  • Thủy tinh thể là chiếc đĩa trong suốt nằm ở phía bên trong mắt. Nó tập trung các tia sáng đi vào võng mạc để tạo thành hình ảnh sắc nét rõ ràng.
  • Tình trạng hạ thân nhiệt đột ngột thường xuyên xảy ra với nhiều người vào mùa đông, nhất là khi nhiệt độ liên tục giảm như những ngày gần đây.
  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các hoạt động trong nhiệt độ cao như tắm nước nóng, môi trường làm việc hay sốt cao...cũng có thể giết Ch?t tinh trùng.
  • Bỏng là T*i n*n thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí Tu vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Đục thủy tinh thể - Những thông tin về cách điều trị, các xét nghiệm, quy trình mổ đục thủy tinh thể. Chi phí và nguy cơ biến chứng của ca phẫu thuật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY