Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ tăng gấp đôi bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI).
Dưới đây là những mẹo các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Kiểm soát đường huyết

Bạn cần kiểm soát hàm lượng đường huyết nghiêm ngặt vì nó có thể gây tái phát UTI. Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng cùng với tập thể dục thường xuyên và dùng Thu*c đầy đủ để giảm nguy cơ UTI.

Uống nhiều chất lỏng

Đây là mẹo giúp ngăn ngừa UTI hiệu quả. Uống nhiều nước có thể loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, do vậy giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn bị bất cứ rối loạn nào về tim hoặc thận, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi tăng cường uống nước.

Giữ vệ sinh V*ng k*n tốt

Duy trì vệ sinh thích hợp có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt vì sử dụng băng trong thời gian dài có thể khiến vi khuẩn gia tăng, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Không nhịn tiểu

Nhịn tiểu lâu và thường xuyên có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Do vậy, tuyệt đối không nên nhịn tiểu.

Vệ sinh đúng cách sau khi giao hợp

Phụ nữ từng có quan hệ T*nh d*c thường dễ bị viêm nhiễm vì niệu đạo chỉ dài 4cm và vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ bên ngoài vào trong bàng quang. Do vậy, cần vệ sinh V*ng k*n sạch sẽ sau khi có quan hệ để tránh nhiễm trùng đường tiểu

BS Thu Vân

(Theo THS)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/meo-phong-ngua-nhiem-trung-duong-tieu-cho-benh-nhan-tieu-duong-n138096.html)

Chủ đề liên quan:

nhiễm trùng tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY