Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mình nói chuyện được không? Câu hỏi đơn giản nhưng giúp bạn vượt qua những suy nghĩ tiêu cực hoặc tự làm hại bản thân

MangYTe - Nếu bạn đang cảm thấy buồn, vô vọng và có những suy nghĩ tiêu cực như tự làm hại bản thân, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc người mà bạn tin tưởng để chia sẻ cảm xúc của bạn.

Đó là một trong những nội dung Bộ Y tế hướng dẫn cách bảo vệ sức khỏe tinh thần trong mùa dịch COVID-19.

Mọi người cần thường xuyên chủ động liên lạc, chia sẻ với nhau những lời động viên, thông tin tích cực để giảm bớt căng thẳng, không chỉ trong mùa dịch mà còn có giá trị trong cả cuộc sống hàng ngày.

Mọi người cần thường xuyên chủ động liên lạc, chia sẻ với nhau những lời động viên, thông tin tích cực để giảm bớt căng thẳng. Ảnh minh hoạ

Hãy cùng chia sẻ với nhau bằng những sự quan tâm dưới đây nhé.

"Chào buổi sáng bố mẹ!"

Người lớn tuổi có thể cảm thấy khó khăn trong việc kết nối với người khác khi thực hiện cách ly do #COVID19. Do đó, những người thân nên thường xuyên chủ động liên lạc với họ qua điện thoại, tin nhắn và mạng xã hội để giúp họ cảm thấy an toàn.

"Bố khoẻ không ạ?"

Người bị cách ly có thể cảm thấy rất cô đơn - đặc biệt là người lớn tuổi hoặc người sống một mình.

Sự cô đơn có thể khiến một người bị suy sụp thể chất và tinh thần. Do đó, hãy kết nối với những người khác thông qua mạng xã hội, điện thoại và cộng đồng trực tuyến để giữ vững tinh thần lạc quan.

"Mình nói chuyện được không?"

Sự căng thẳng và những hạn chế trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.

Nếu bạn đang cảm thấy buồn, vô vọng và có những suy nghĩ tiêu cực như tự làm hại bản thân, hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc người mà bạn tin tưởng để chia sẻ cảm xúc của bạn.

Nói thẳng vào chủ đề đang thất vọng, đừng né tránh

Nếu bạn biết ai đó đang cảm thấy vô vọng và có ý nghĩ tự làm hại bản thân do tác động của COVID19 - hãy nói chuyện với họ.

Nói chuyện về chủ đề Tu tu sẽ không làm tăng nguy cơ Tu tu, ngược lại có thể giúp những người đang gặp khủng hoảng xử lý được cảm xúc và giảm bớt căng thẳng.

Chia sẻ thông tin tích cực và giữ liên lạc với nhau

Mỗi ngày, có nhiều người mắc COVID19 đang dần khỏe lại và hoàn toàn hồi phục. Chúng ta hãy giúp đỡ lẫn nhau bằng việc chia sẻ những thông tin tích cực và giữ liên lạc với nhau.

Giúp con cảm thấy an toàn hơn

Hãy dùng từ ngữ dễ hiểu, nhẹ nhàng để nói chuyện với các em, và khuyến khích các em thực hành những thói quen lành mạnh thông qua các bài hát và điệu nhảy.

Điều này sẽ giúp các em cảm thấy an toàn hơn.

Cùng chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ tâm thần của cộng đồng

Các nguồn lực cộng đồng - bao gồm các nhóm dân sự, các tổ chức ở khu phố và những người khác - có thể giúp hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong thời gian này.

Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc chăm sóc và giữ gìn sức khỏe tâm thần của cộng đồng.

M.Anh (Nguồn: WHO; Bộ Y tế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/minh-noi-chuyen-duoc-khong-cau-hoi-don-gian-nhung-giup-ban-vuot-qua-nhung-suy-nghi-tieu-cuc-hoac-tu-lam-hai-ban-than-2020041914230498.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY