Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Mổ ngồi bắt con cho cô gái trẻ mắc ung thư ngủ gục

Người mẹ trẻ đã có hơn 1 tháng phải ngủ ngồi vì khối u chèn ép không thể nằm. Cuối cùng, các bác sĩ chọn phương án mổ ngồi bắt con khi thai được 37 tuần.

Ngày 1/12 là ngày đặc biệt với bệnh nhân ung thư tạ lưu ngọc anh, 26 tuổi, ở kỳ sơn, hoà bình. khi nhận tin mắc ung thư cách đây hơn 1 năm, cô gái trẻ từng nghĩ cuộc sống vĩnh viễn khép lại, nhưng rồi hạnh phúc đơm hoa, đón thêm một thiên thần nhỏ.

Năm 2019, ngọc anh được chẩn đoán mắc ung thư u lympho hodgkin giai đoạn 2a (ung thư hạch hệ bạch huyết) với nhiều hạch lớn ở cổ, trung thất, được chỉ định truyền 7 chu kỳ hoá chất kết hợp với xạ trị liên tiếp.

May mắn, ngọc anh đáp ứng 60% liệu trình điều trị, hạch nhỏ dần. tháng 3 năm nay khi đến tái khám tại khoa nội 6, bệnh viện k, bác sĩ bất ngờ khi thấy cô gái trẻ đã mang thai 11 tuần. lúc này hạch cổ còn 0,7 cm, hạch trung thất còn 1 cm.

Mổ ngồi bắt con cho cô gái trẻ mắc ung thư ngủ gục

Những tháng cuối thai kỳ, sức khoẻ Ngọc Anh rất yếu, cơ thể gầy sút và khó thở không thể nằm

“Cảm xúc lúc đó thực sự khó tả vì vừa hạnh phúc, hồi hộp vừa lo lắng tột cùng vì sức khoẻ vợ yếu đi nhiều. Nhưng sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định sẽ giữ thai, động viên nhau tích cực thăm khám, hy vọng may mắn sẽ mỉm cười”, anh Nguyễn Thế Vũ, chồng Ngọc Anh chia sẻ.

TS.BS Đỗ Huyền Nga, Trưởng khoa Nội hệ tạo huyết cho biết, việc mang thai trong thời điểm đang điều trị hay vừa điều trị xong sẽ để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.

Theo BS Nga, khi bệnh nhân Ánh mang thai, hầu hết xét nghiệm đánh giá về sự tiến triển của bệnh không thể thực hiện được vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. May mắn, được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa sản, ung bướu, Ánh đã vượt qua 6 tháng đầu của thai kỳ khá nhẹ nhàng.

Đến những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh hơn, các bác sĩ Bệnh viện K phải phối hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiến hành tiêm mũi trưởng thành phổi cho bé, phòng trường hợp bé chào đời non tháng.

Từ tuần 33, Ánh được chỉ định nằm lại viện theo dõi, cố gắng kéo dài từng ngày thai kỳ để thai nhi cứng cáp thêm trước khi chào đời.

Ở tuần 36, ánh bị tổn thương xương ức, khối u to 4x5 cm, thể trạng yếu, ăn uống kém, khó thở khi nằm, khi gắng sức, phải ngủ gục trong tư thế ngồi.

Đặc biệt, tử cung của bệnh nhân cũng to tương đương tuổi thai, hạch thành ngực cũng to theo kết hợp dịch màng phổi dày. Nhiều thời điểm, chị Ánh gần như không thể giao tiếp.

Khi thai được 37 tuần, sau nhiều cuộc hội chẩn giữa 2 bệnh viện, các bác sĩ quyết định phải phẫu thuật lấy thai để sớm điều trị lại cho ánh do ung thư đang tiến triển rất nhanh.

Ngày 1/12, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương sang Bệnh viện K thực hiện ca mổ đặc biệt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/mo-ngoi-bat-con-cho-co-gai-26-tuoi-mac-ung-thu-ngu-guc-694051.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY