Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mỗi năm Việt Nam có 21.000-28.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh

(MangYTe) - Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1,4 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có từ 1,5% đến 2% ( 21.000-28.000 ) số trẻ em mắc phải các dị tật bẩm sinh.

Theo vụ sức khỏe bà mẹ và trẻ em (bộ y tế), trung bình mỗi năm ở việt nam có khoảng 1,4 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó có từ 1,5% đến 2% số trẻ em mắc phải các dị tật bẩm sinh. trước thực tế này, ngày 25/10/2017, hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương đảng khóa xii đã ban hành nghị quyết số 21-nq/tư về công tác dân số trong tình hình mới, đặt ra mục tiêu đến năm 2030, có 70% số phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh bẩm sinh và 90% số trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

Tại bệnh viện phụ sản hà nội, trung bình một năm có khoảng 40.000 ca đẻ, trong đó có khoảng 400 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh (chiếm khoảng 1%). qua công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh, hàng tháng, bệnh viện phát hiện khoảng 400-500 trường hợp thai có bất thường, trong đó tập trung nhiều ở bệnh tim bẩm sinh, hệ thần kinh trung ương, thận, tiết niệu…

Khi phát hiện những bất thường của thai nhi, các bác sĩ đã có những can thiệp kịp thời. nhờ đó, không ít thai nhi được cứu chữa ngay từ khi còn trong bụng mẹ, hoặc vừa mới chào đời. thế nhưng, không ít phụ nữ mang thai chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh và các bệnh lý di truyền thai nhi có thể do bất thường nhiễm sắc thể, đột biến đơn gien, rối loạn di truyền; các yếu tố vật lý, ô nhiễm môi trường, chuyển hóa; các bệnh nhiễm trùng; mẹ uống nhiều loại Thu*c trong 3 tháng đầu thai kỳ... vì vậy, sàng lọc trước sinh cần thực hiện ở 100% người mang thai. hơn nữa, có những bệnh lý, như: thính lực (điếc), rối loạn chuyển hóa, thiếu men g6pd… không thể phát hiện khi sàng lọc trước sinh, mà phải cần đến sàng lọc sơ sinh ngay khi trẻ chào đời. do đó, để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, việc siêu âm, khám thai kèm theo xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh phải được tiến hành đồng bộ.

Theo chi cục trưởng chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình hà nội tạ quang huy, thời gian qua, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời phối hợp với các cơ sở y tế nâng cao kỹ thuật, năng lực cho cán bộ trực tiếp tham gia quá trình sàng lọc. nhờ đó, tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2019 của toàn thành phố đạt 80%, trong đó đình chỉ thai nghén 259 ca. ngoài ra, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2019 cũng đạt 85,35%, trong đó phát hiện 570 trường hợp nghi ngờ thiếu men g6pd, 18 trường hợp suy giáp trạng bẩm sinh…

Mặc dù, sàng lọc trước sinh và sơ sinh rất quan trọng, nhưng hiện chỉ có một số thành phố lớn, như: hà nội, thành phố hồ chí minh đạt tỷ lệ thực hiện cao. còn tại các vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhiều sản phụ chưa quan tâm đến tầm soát dị tật thai nhi. tính trung bình cả nước mới có khoảng 30% số trẻ em được sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Tổng cục trưởng tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (bộ y tế) nguyễn doãn tú cho biết, ngành dân số đang xây dựng đề án xã hội hóa dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. qua đó, huy động được các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, các cơ sở y tế và các tổ chức phi chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh có chất lượng. mặt khác, đề xuất bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với một số bệnh được sàng lọc, chẩn đoán, để người dân dễ dàng được tiếp cận.

Minh Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/moi-nam-viet-nam-co-21000-28000-tre-em-bi-di-tat-bam-sinh-ar572291.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY