Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Món ăn chữa ho khan, ho có đờm bác sĩ khuyên dùng

Ngoài việc tuân thủ các chỉ định dùng Thu*c kháng sinh của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp sử dụng các món ăn để trị các chứng ho khan, ho có đờm như giá đỗ, dứa, mướp hương, rau má,...

dùng các món ăn trị ho có đờm, ho khan thay vì dùng các loại Thu*c kháng sinh không còn quá xa lạ với những ai từng quan tâm đến vấn đề này. nhưng không phải ai cũng biết những món ăn ấy có từ những nguyên liệu nào, cách thực hiện ra làm sao. trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những món ăn giúp cải thiện các triệu chứng của ho và có thể áp dụng thực hiện ngay tại bếp nhà bạn.

Tại sao bác sĩ khuyên dùng các món ăn để trị ho khan, ho có đờm?

Trị các chứng ho bằng các loại Thu*c kháng sinh luôn khiến cho nhiều người lo lắng bởi tác dụng phụ của Thu*c gây ra hoặc một số biến chứng khác. nhưng không thể tránh khỏi việc dùng Thu*c ở một số đối tượng. ngoài việc tuân thủ theo chỉ định và đơn Thu*c của bác sĩ, bạn cũng nên sử dụng một số món ăn được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này để phối hợp điều trị. không những có công dụng cải thiện bệnh tình mà còn là món ăn bổ dưỡng, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất bổ ích.

Không thể phủ nhận được trong những loại rau củ chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày như chất xơ, chất khoáng, các loại vitamin. Trong đó, có những loại rau rủ được y học cổ truyền liệt vào danh sách các loại thảo dược quý như: gừng, chanh đào, giá đỗ, lá hẹ xanh, tía tô,… Trong những loại thảo dược này có chứa các tinh dầu, các hợp chất kháng khuẩn, tiêu đờm, giúp xoa dịu các cơn rát vùng cổ họng, giảm thiểu các cơn ho khụ khụ.

Món ăn chữa ho khan, ho có đờm được bác sĩ khuyên dùng

Ho khan là tình trạng ho kéo dài trong nhiều ngày nhưng không có đờm. hiện có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ho khan như: mắc vấn đề về đường hô hấp, do nhiễm khuẩn, do môi trường bị ô nhiễm, do thay đổi thời tiết thất thường, các chứng ho gà không được điều trị dứt điểm hoặc một số nguyên nhân khác. bệnh ho khan gây nên không ít trở ngại đến sinh hoạt hằng ngày cũng như ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Ho có đờm cũng chính là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nói chung. những chất nhầy trong vòm họng có thể khiến cho bạn bị đau rát, khó thở, khó nuốt, đặc biệt đau khi nuốt nước bọt. hầu hết nguyên nhân ho có đờm do cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc do cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm.

Những triệu chứng ho khan, ho có đờm sẽ không còn làm phiền bạn nếu bạn sử dụng các bài Thu*c được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

1. Nước ép dứa

Dứa hay còn được gọi là thơm hoặc khóm, cách gọi tên còn tùy thuộc vào từng vùng miền, với danh pháp khoa học là ananas comosus thuộc họ bromeliaceae. đây là một loại cây ăn quả nhiệt đới, được trồng khá nhiều ở nước ta. trong quả dứa có chứa làm lượng lớn axit hữu cơ (axit malic, axit xitric) và nguồn vitamin dồi dào (vitamin c, vitamin b1). bên cạnh đó, hàm lượng bromelin có trong dứa cũng khá nhiều, có công dụng kháng phù và kháng viêm hiệu quả. chính vì thế, nước ép dứa là một gợi ý đầu tiên trong danh sách các món ăn trị ho khan, ho có đờm.

Cách thực hiện:

    Chọn những quả dứa đã chín, quả có vàng cam, quả còn tươi.

Lưu ý khi sử dụng: Người bệnh chỉ được sử dụng nước ép dứa sau mỗi bữa ăn. Tuyệt đối không sử dụng loại nước ép này khi bụng không có thức ăn, có thể gây hại đến dạ dày hoặc đường ruột của bạn.

2. Những món ăn từ giá đỗ

Có thể bạn không tin được một nắm giá đỗ sống có thể giúp bạn trị chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi. Với vị nhạt và một chút ngọt ngọt lại dễ sử dụng, nguyên liệu này có thể sử dụng trị chứng ho cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và người cao tuổi.

Với giá đỗ, bạn có thể sử dụng ăn sống, xào, nấu canh chua, canh giá đỗ thịt bò, luộc hoặc có thể ép lấy nước uống. những món ăn này bạn có thể áp dụng và bổ sung vào thực đơn mỗi ngày vừa có công dụng chữa bệnh vừa là món ăn bổ dưỡng cho cả gia đình.

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách làm nước ép giá đỗ để trị ho khan, ho có đờm:

    Chuẩn bị một ít giá đỗ tươi và một ít muối.

3. Cháo nước mía

Nước mía là một loại nước ép được lấy từ một loại cây cùng tên. Đây là loại nước uống giải khát quen thuộc, đặc biệt là những ngày hè nắng nóng. Trong nước mía có chứa nhiều thành phần thiết yếu với công dụng trị một số bệnh lý về đường hô hấp trong đó có bệnh ho khan, đẩy lùi nhanh các chứng ho khò khè, ho có đờm.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 2 cốc lớn nước ép mía cùng với 2 nắm hỗn hợp gạo nếp và gạo tẻ.

Lưu ý khi sử dụng: Trong Đông y, nước mía có tính lạnh cùng với hàm lượng đường rất cao cần thận trọng khi sử dụng trị ho cho các đối tượng bị bệnh tiểu đường.

4. Cháo quả la hán

Trong nền y học cổ truyền, quả la hán có vị ngọt, tính mát, được quy vào kinh phế và tỳ. chính vì thế, quả la hán được sử dụng làm vị Thu*c để chữa các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có bệnh ho. với các thành phần có trong mỗi quả la hán như glucose, fructose, saponin tritecpen, và một số vitamin khác. những thành phần ấy có công dụng kháng viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn, kháng virus gây hại đến vòng hầu họng. đây cũng chính là một gợi ý trong danh sách các món ăn trị ho, bạn có thể sử dụng món cháo từ quả la hán với các thực hiện như sau:

    Chuẩn bị 1 – 2 quả la hán, 100 gram hỗn hợp gạo (gạo nếp và gạo tẻ), 50 gram thịt lợn nạc.

lưu ý khi sử dụng: những đối tượng bị dương hư không được lạm dụng món ăn này để trị chứng ho khan, ho có đờm.

5. Canh mướp đắng

Mướp đắng hay còn gọi với tên quen thuộc hơn là khổ qua. Trong Đông y, loại quả này có vị đắng, tính hàn, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, làm Thu*c trị ho.

Canh mướp đắng nhồi thịt quen thuộc có công dụng trị ho khan, ho có đờm bạn có lẽ bị bất ngờ khi nghe tới việc này. nhưng đó là hoàn toàn sự thật và được nhiều người áp dụng thành công. bên cạnh việc sử dụng mướp đắng để nấu canh, bạn cũng có thể sử dụng 1 – 2 quả mướp đắng, rửa sạch, bổ làm đôi rồi đem nấu cùng với ít nước để sử dụng thay thế nước lọc.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị những quả mướp đắng tươi, còn non, không chọn những quả già, quả màu vàng.

lưu ý khi sử dụng: không dùng canh mướp đắng để trị ho khan cho các đối tượng rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh do loại củ này có tính mát.

6. Canh mướp hương

Với canh mướp hương, bạn có thể kết hợp cùng với các loại nguyên liệu khác như rau mồng tơi, rau đay,… có thể nấu cùng với một ít thịt nạc hoặc tôm khô. ngoài công dụng chữa ho khan, canh mướp hương còn có công dụng chữa táo bón, viêm họng, khô họng hiệu quả.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 1 – 2 trái mướp hương, một bó rau đay, một bó rau mồng tơi.

lưu ý khi sử dụng: những đối tượng bị bệnh ho có đờm không được sử dụng canh mướp hương để trị ho khan. bởi trong quả mướp hương có chứa nhiều chất nhờn nhớt có thể làm tăng tiết nhờn trong cổ họng, khiến tình trạng bệnh tình trở nặng thêm.

7. Canh rau má

Một ly rau má đậu xanh lạnh là thức uống khá quen thuộc trong những ngày trời oi bức, vừa giải nhiệt, vừa có thể nhâm nhi cùng bạn bè, tán gẫu những câu chuyện chưa nói. Nhưng ít ai biết được ly nước rau má ấy ngoài công dụng giải khát lại có thể trị các chứng ho khan, ho có đờm. Hoặc một tô canh rau má mẹ nấu cũng được xem là một bài Thu*c cải thiện bệnh. Và bạn có thể tự làm món canh này ngay tại nhà với cách làm đơn giản được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị khoảng 100 – 250 gram rau má tươi cùng với thịt nạc heo, cá, tôm hoặc các loại thực phẩm bạn thích.

Ngoài món canh, bạn có thể sử dụng rau má để chế biến thành các món luộc hoặc dùng để xay lấy nước dùng. hoặc có thể phối hợp sử dụng canh và nước ép để trị ho khan, ho có đờm để đánh bay nhanh các triệu chứng của bệnh.

8. Canh lá hẹ xanh

Trong Y học cổ truyền, lá hẹ xanh có vị cay hơi chua, mang trong bình tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, bổ can thận, tán huyệt giải độc,… nên rất thích hợp để trị các chứng ho có đờm. Với một tô canh lá hẹ xanh mỗi ngày, các cơn ho khụ khụ không còn cơ hội làm phiền bạn và gia đình bạn, đặc biệt là trời trở lạnh hoặc trời xế chiều.

    Chuẩn bị 100 gram lá hẹ xanh, 50 gram thịt heo băm, 50 gram đậu hũ non và các phụ gia, gia vị khác.

lưu ý khi sử dụng: do tính chất của lá hẹ xanh là tính nhiệt, chính vì thế, các đối tượng có thể trạng âm suy, bổ hỏa không được sử dụng món canh lá hẹ để trị ho. bên cạnh đó, lá hẹ xanh được khuyên không được sử dụng quá nhiều, nếu lạm dụng có thể gây nên một số triệu chứng khó chịu ở vùng bụng.

9. Canh củ cải

Canh củ cải là gợi ý tiếp theo cho những ai đang tìm kiếm món ăn trị ho khan, ho có đờm. củ cải có vị thanh, ngọt, tính bình có tác dụng kháng khuẩn, thông họng, xoa dịu các tổn thương vùng hầu họng.

Với món ăn này, phụ huynh có thể sử dụng điều trị chứng ho cho trẻ nhỏ khá hiệu quả và an toàn.

Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 1 – 2 củ cải, 500 gram thịt heo (dùng thịt nạc hoặc thịt sườn đều được), có thể kết hợp cùng với củ cà rốt, táo tàu tùy theo sở thích của bản thân.

10. Canh cải cúc

Canh cải cúc là món ăn cuối cùng trong danh sách các món ăn trị ho khàn, ho có đờm mà chúng tôi muốn gợi ý đến cho bạn. cải cúc hay còn gọi là cúc tần ô, rau tần ô thuộc họ cúc (asteraceae). trong đông y, rau cải cúc có vị hạt, đắng, the nhưng lại có tính mát, có tác dụng trừ đờm, tán phong.

Cách thực hiện canh cải cúc cũng tương tự như cách nấu các món canh rau má, canh lá hẹ xanh,… Bạn đọc có thể xem loại cách nấu các loại canh trên và thực hiện món canh này tương tự. Nên sử dụng khi canh còn nóng, nếu canh nguội, nên hâm nóng lại trước khi sử dụng. Tuyệt đối, không sử dụng canh đã quá ngày sử dụng, bổi rau cải cúc rất dễ bị thui.

Lưu ý khi sử dụng các món ăn chữa ho khan, ho có đờm

Một số lưu ý khác trước và trong quá trình sử dụng các món ăn trị ho khan, ho có đờm vừa được chúng tôi chia sẻ qua:

    Tùy vào cơ địa và tình trạng của mỗi người để lựa chọn các loại nguyên liệu phù hợp. Tuyệt đối, không sử dụng các nguyên liệu có chứa các thành phần mà cơ thể dị ứng hoặc mẫn cảm.

Những món ăn chữa ho khan, ho có đờm được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết có thể giúp ích được bạn đọc biết thêm những phương Thu*c trị ho cho chính bản thân mình và những người thân trong gia đình. tuy nhiên, những món ăn trên không phải là phương Thu*c điều trị theo chỉ định của bác sĩ. đây chỉ là biện pháp hỗ trợ trị các chứng ho. do đó, người bệnh nên tuân thủ sử dụng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ và tiến hành thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh tình đang mắc phải.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/mon-an-chua-ho-khan-ho-co-dom)

Tin cùng nội dung

  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY