Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Món ăn dưỡng gan, sáng mắt

Người phải làm việc nhiều trên máy tính, người cao tuổi bị đục thủy tinh thể, trẻ ngồi học không đúng cách, xem tivi nhiều... dễ bị mệt mỏi, suy giảm thị lực.

Cháo kỷ tử dưỡng âm, bổ huyết, ích tinh, minh mục. Trị cận thị, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm, váng đầu ù tai, lưng gối mỏi,...

Cháo kỷ tử dưỡng âm, bổ huyết, ích tinh, minh mục. Trị cận thị, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm, váng đầu ù tai, lưng gối mỏi,...

Canh gan lợn trứng gà: gan lợn 200g, trứng gà 1 quả, hành lá. Gan rửa sạch thái lát, cho nước luộc chín, đập trứng vào khuấy đều cho hành, nêm gia vị. Ăn tùy ý. Công dụng: bổ huyết, dưỡng gan, sáng mắt. Trị cận thị, quáng gà.

Canh gan lợn, rau chân vịt: gan lợn 100g, rau chân vịt 150g, gừng, hành, bột gia vị, dầu ăn vừa đủ. Gan rửa sạch thái mỏng, rau rửa sạch cắt ngắn. Đổ nước vào nồi, cho gừng băm nhỏ, dầu ăn, bột gia vị, đun to lửa cho sôi rồi cho gan và rau vào, gan chín là được, ăn trong bữa. Công dụng: bổ gan, dưỡng huyết, bổ âm nhuận táo. Trị cận thị, hoa mắt, nhìn vật lờ mờ, váng đầu ù tai.

Canh gan lợn kỷ tử: gan lợn 200g, kỷ tử 100g. Rửa sạch gan, thái mỏng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín gan cho kỷ tử vào đun sôi, nêm gia vị. Ăn kèm trong bữa. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, sáng mắt. Trị thị lực giảm, mắt cay nhức, chảy nước mắt, quáng gà.

Cháo quyết minh cúc hoa: quyết minh tử 15g, cúc hoa 8g, gạo lức 100g. Quyết minh tử sao cho thơm, hoa cúc trắng sao qua, hai thứ cho vào nồi, đổ 200ml nước ninh còn 100ml, bỏ bã, cho thêm nước vừa đủ rồi cho gạo đã vo sạch và đường phèn vào nấu cháo. Ngày ăn 1-2 lần, ăn liền 5-7 ngày là một liệu trình. Công dụng: bổ can, tỳ. Trị cận thị, hoa mắt, đục thủy tinh thể.

Cháo củ từ dạ minh sa: dạ minh sa 10g, củ từ 30g, dây tơ hồng 10g, gạo lức 60g, đường đỏ vừa đủ. Tất cả cho vào túi vải đổ 1.000ml nước, ninh còn 500ml, cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, cháo chín cho đường. Ăn trong ngày, liền 15-20 ngày. Công dụng: bổ can, tỳ. Trị cận thị hoa mắt, đục thủy tinh thể.

Cháo gan dê: gan dê 1 cái, gạo 60g, hành, bột gia vị vừa đủ. Gan dê rửa sạch thái miếng, đổ nước vừa đủ đun chín, cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, cháo chín cho gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày. Công dụng: dưỡng can sáng mắt. Chữa cận thị, quáng gà, hoa mắt.

Cháo kỷ tử: câu kỷ tử 20g, gạo nếp 50g, đường trắng vừa đủ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước nấu cháo. Ăn vào sáng và tối, có thể ăn lâu dài. Công dụng: dưỡng âm, bổ huyết, ích tinh, minh mục. Trị cận thị, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm, váng đầu ù tai, lưng gối mỏi, xơ cứng động mạch, viêm gan mạn tính.

BS. Thanh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mon-an-duong-gan-sang-mat-n178805.html)

Chủ đề liên quan:

dưỡng gan sáng mắt

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, thích tật lê có vị ngọt, quy vào kinh Phế, tâm Can, Thận; để sống có tính bình, sao vàng cho cháy gai lại có tính ấm
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm.
  • Sa uyển tử, tên khác đồng tật lê, sa uyển tật lê. Bộ phận dùng là hạt chín khô. Sa uyển tử vị ngọt, tính ấm, lợi về gan và thận, có công hiệu bổ thận, cố tinh, bổ gan, sáng mắt.
  • Đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng Sinh d*c, gây cương cứng cho quý ông.
  • Cây cơm xôi thuộc loại dây bò, thường mọc ở những bờ bụi vùng trung du và miền núi, cả cây và lá đều có gai.
  • Ngày nay, con người phải làm việc nhiều trên máy tính; người cao tuổi bị đục thủy tinh thể, trẻ em học, đọc sách báo, xem tivi không đúng cách... nên dễ bị căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, đau vai, lưng... đặc biệt là suy giảm thị lực
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY