Bài thuốc dân gian hôm nay

Sa uyển tử - Bổ thận, sáng mắt

Sa uyển tử, tên khác đồng tật lê, sa uyển tật lê. Bộ phận dùng là hạt chín khô. Sa uyển tử vị ngọt, tính ấm, lợi về gan và thận, có công hiệu bổ thận, cố tinh, bổ gan, sáng mắt.

sa uyển tử, tên khác đồng tật lê, sa uyển tật lê. Bộ phận dùng là hạt chín khô. sa uyển tử vị ngọt, tính ấm, lợi về gan và thận, có công hiệu bổ thận, cố tinh, bổ gan, sáng mắt. Chủ trị các bệnh thận hư, đau lưng, di tinh, xuất tinh sớm, khí hư, đái dắt, hoa mắt, nhức đầu. Liều dùng: 10-20g. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, sa uyển tử có chứa chất béo, acid tannin, vitamin A, có tác dụng lợi tiểu, chống viêm, bảo vệ gan.

Một số bài Thu*c chữa bệnh có dùng sa uyển tử

Cháo sa uyển tử: sa uyển tử 20g, gạo lứt 100g. Dùng túi vải bọc sa uyển tử lại, nấu chung với gạo lứt thành cháo, thêm đường phèn, ăn nóng. Dùng cho người thận hư, di tinh, xuất tinh sớm, cơ thể suy nhược, mắc chứng tiểu đêm nhiều, lưng đau, gối mỏi, ăn uống kém, người gầy yếu.

sa uyển tử hầm bầu dục: sa uyển tử 30g, bầu dục lợn 1 quả. Hầm chín, ăn cái uống nước. Dùng cho người thận hư, đau lưng, xuất tinh sớm, hoa mắt, chóng mặt ù tai.

sa uyển tử sắc hạt sen: sa uyển tử 12g, hạt sen 12g. Sắc uống, ăn cái, uống nước. Dùng cho người thận hư, di tinh.

Trà sa uyển tử: sa uyển tử 12g, rửa sạch, giã nát, hãm với nước sôi, uống thay trà, có tác dụng bổ thận, nâng cao sức khỏe, trị đau lưng, hư lao, di tinh.

Rượu sa uyển tử cường dương: sa uyển tử 12g, viễn chí 4g, thục địa 15g, đinh hương 10g, đảng sâm 15g, dâm dương hoắc 10g, trầm hương 4g, câu kỷ tử 15g, rượu 1,5 lít. Các vị Thu*c cho vào túi vải bọc lại, ngâm rượu trong 7-10 ngày, sau đó đem nấu cách thủy trong 5 phút, bỏ ra ngâm vào nước lạnh để khử độc hỏa, 3 tuần sau mang ra dùng. Mỗi lần uống 10-20ml, ngày 2 lần. Dùng cho người liệt dương, không cương lên được.

sa uyển tử hoàn viên: sa uyển tử ( sao) 62g, khiếm thực hấp 62g, liên tu 62g, long cốt rang 31g, con hà rang 31g. Nghiền chung thành bột, hồ bột hạt sen thành hoàn. Uống bằng nước muối pha loãng, ngày 3 lần, mỗi lần 3g. Dùng cho người hoạt tinh không hãm được.

Thu*c bột sa uyển tử: sa uyển tử 12g, sung úy tử 6g, thanh tương tử 9g. Nghiền chung thành bột mịn. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g. Dùng cho người bị mờ mắt.

Hoặc: sa uyển tử, thương truật, lượng bằng nhau, nghiền chung thành bột mịn. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 6-9g bằng nước cháo loãng. Dùng cho người tỳ vị hư, đầy bụng, ăn uống không tiêu.

ThS. Nguyễn Ngọc Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/sa-uyen-tu-bo-than-sang-mat-n130809.html)

Chủ đề liên quan:

bổ thận sa uyển tử sáng mắt

Tin cùng nội dung

  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Cây cơm xôi thuộc loại dây bò, thường mọc ở những bờ bụi vùng trung du và miền núi, cả cây và lá đều có gai.
  • Ngày nay, con người phải làm việc nhiều trên máy tính; người cao tuổi bị đục thủy tinh thể, trẻ em học, đọc sách báo, xem tivi không đúng cách... nên dễ bị căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, đau vai, lưng... đặc biệt là suy giảm thị lực
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
  • Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY