Ẩm thực hôm nay

Món ăn rẻ bèo hút 13k like trên hội Yêu bếp: Chủ thớt bật mí tất tần tật cách làm, kể luôn cả cái mùi ghê quá khi đang phơi dở

Món này vừa dễ làm, lại dễ ăn, giá thì rẻ, nhưng chị em sẽ phải chịu khó ngửi mùi khó chịu vài hôm nhé!

Củ cải trắng là loại thực phẩm có giá thành khá rẻ, dễ mua nhưng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chẳng thế mà loại củ này được ví như nhân sâm mùa đông và thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình.

Tuy nhiên, nếu các thành viên trong nhà bạn đã quá quen thuộc với củ cải tươi luộc, nấu canh, kho thịt, làm kim chi... rồi hãy thử tham khảo cách phơi khô củ cải nhé!

Mới đây, trong group yêu bếp - thế giới của những người yêu căn bếp, thích nấu nướng đã sốt xình xịch bởi bài đăng của chị thủy trần. chia sẻ cách phơi củ cải khô để làm món ăn của bà mẹ hà thành này đã thu hút tới 13k lượt like, hàng ngàn lượt bình luận và hàng trăm lượt chia sẻ.

Món ăn rẻ bèo hút 13k like trên hội

(Ảnh chụp màn hình)

Chị thủy cho biết, đây là lần thứ 3 chị phơi củ cải. mỗi lần chị phơi khoảng 10kg, nhưng thành phẩm khô thu về chỉ được 1kg và ăn rất nhanh hết. về cách làm thì không hề khó, duy có công đoạn cắt tỉa ra trước khi phơi là dễ bị rời, rụng nhất.

Ngoài ra, 1 điểm khiến chị ái ngại nữa đó là củ cải phơi dở sẽ có mùi khá khó chịu, bản thân chị thiếu chút nữa bị "ông chủ" phát hiện ra khi trót bê vào nhà tránh sương: "không muốn bị thất thủ bởi trời nồm ẩm thì mình ngủ cùng củ cải. khi màn đêm buông xuống, mình âm thầm mang củ cải khô dở vào phòng phơi tiếp. sáng ra, ông chủ mở mắt cái đã rú lên ầm ĩ: 'mùi gì trong phòng thế, ghê quá, ghê quá!'

Cơ mà cũng may nó vừa đủ độ khô mình đã âm thầm bê ngay ra ngoài. Vụ việc trót lọt không bị phát hiện".

Với kinh nghiệm chế biến món ăn ngon - bổ - rẻ này, chị thủy còn cho biết thời tiết nắng hanh ở miền bắc những ngày này cực kì thuận lợi để phơi. "ngày ăn nắng ăn gió, đêm ăn sương muối khiến củ cải thêm phần giòn, dai" - chủ thớt bộc bạch.

Với thành phẩm, mọi người có thể chế biến đủ món, như: củ cải khô xào thịt, củ cải bóp giấm đường, củ cải khô nộm tai heo, cơm rang củ cải khô...

Cách làm củ cải khô

- củ cải mua về rửa sạch, ngâm muối khoảng 6-8 tiếng. sau đó thái thành dạng sợi hoặc miếng ngang. đối với dạng sợi nên giữ phần cuống để treo (xem clip).

Một số người mách nước, khi thái củ cải nên pha sẵn một thau nước muối loãng (nước nguội). củ cải thái đến đâu thả vào chậu nước muối loãng đến đó. như thế thì củ cải sẽ trắng, không bị thâm đen.

Cách chị thủy thái củ cải để phơi khá đơn giản nhưng thành quả cực đẹp.

Món ăn rẻ bèo hút 13k like trên hội

Đây là củ cải đã thái thành dạng sợi, giữ nguyên phần cuống để treo.

Món ăn rẻ bèo hút 13k like trên hội

Khi xòe ra thì sẽ như những bông hoa rất bắt mắt.

- treo củ cải: có thể buộc dây, hoặc vắt củ cải vào chiếc móc quần áo hoặc trải củ cải ra một bề mặt sạch sẽ, mang tới nơi khô ráo, thoáng mát, có ánh nắng.

Củ cải khô - Ảnh 1.

Thời tiết miền bắc mùa này có thể phơi 7-10 ngày. những ngày trời độ ẩm cao hoặc sương dày thì nên chuyển củ cải vào nơi khô ráo hơn.

Món ăn rẻ bèo hút 13k like trên hội

Củ cải sau 1 ngày tắm nắng.

- đây là thành phẩm từ cách làm củ cải khô của chị thủy sau gần chục nắng. với số củ cải này, bỏ vào hộp để ngăn mát hoặc hút chân không cất ngăn đông là có thể dùng cho cả năm.

Món ăn rẻ bèo hút 13k like trên hội

Lưu ý:

- củ cải có thể cắt miếng dọc hoặc ngang tùy sở thích.

- củ cải có thể ngâm muối trước hoặc sau khi thái, hoặc khi được 1 nắng ướp cũng vẫn được. thậm chí, không ngâm muối cũng vẫn được nhưng không bảo quản được lâu bằng.

- thời tiết mới là yếu tố quyết định sự thành bại của củ cải khô. các chị em có thể tùy chỉnh cách làm theo ý thích.

Chúc mọi người thành công với cách làm củ cải khô này nhé!

Ảnh: NVCC

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/mon-an-re-beo-hut-13k-like-tren-hoi-yeu-bep-chu-thot-bat-mi-tat-tan-tat-cach-lam-ke-luon-ca-cai-mui-ghe-qua-khi-dang-phoi-do-20210114145123451.chn)

Tin cùng nội dung

  • Thành phần có vị cay trong củ cải trắng có thể ngăn ngừa ung thư vì nó ức chế phân chia tế bào không bình thường.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Không chỉ là thực phẩm phổ biến trong mùa thu - đông, củ cải trắng còn là một vị Thu*c chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,…
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY