Cây thuốc quanh ta hôm nay

Món ăn Thuốc từ dưa hấu

Dưa hấu không chỉ là thứ quả rất được ưa chuộng trong ngày hè. Chúng ta thích ăn dưa hấu không chỉ vì vị ngọt mát của nó...
dưa hấu còn gọi dưa đỏ, tây qua, hàn qua. Tên khoa học: Citrullus vulgaris Schrad., họ Bí (Cucurbitaceae). Bộ phận dùng làm Thuốc: thịt quả - tây qua thủy; phần cùi trắng - tây qua; lớp vỏ xanh - tây qua bì; hạt.

dưa hấu rất nhiều nước, chứa protien, lipid, carbohydrat; vitamin A, B1, B2, niacin, vitamin C, Ca, Fe, Mg, P. Thịt quả còn chứa citrulin và arginin. Hạt chứa protein, dầu và curcubocitrin.

dưa hấu vị ngọt, tính hàn; vào tâm, vị, bàng quang. Vỏ quả có vị ngọt, tính mát; vào kinh tâm và vị. Hạt dưa vị ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi thủy. Là vị Thuốc hiệu quả trị say nắng, say nóng, sốt nóng mất nước, cuồng sảng kích ứng, miệng khô, họng khát, tiểu ít, đái buốt, đái dắt. Tây qua giải nóng nực, lợi niệu. Hạt vị ngọt, tính lạnh; tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng sinh lực.

Thanh nhiệt, giải thử:

Dùng cho bệnh nhân hội chứng dương minh nhiệt thịnh biểu hiện miệng khô nứt, khát nước, trạng thái kích ứng thần kinh: nước ép dưa hấu khoảng 250ml, cho uống.

Trị nóng nực ra mồ hôi nhiều, đầu váng, mắt hoa đau nhức: vỏ quả dưa hấu 20g, lá sen tươi 12g, kim ngân hoa tươi 16g, hoa biển đậu tươi 12g, tây qua bì 12g, trúc diệp tươi 12g. Sắc uống.

Chữa lở miệng, hôi miệng: vỏ quả phơi khô, đốt thành than, tán bột. Ngậm trong miệng 10-15 phút.

Thanh nhiệt, lợi niệu: Dùng cho chứng thấp nhiệt hoàng đản, bụng đầy nước, tiểu tiện nóng rát không thông.

Trị báng nước: tây qua, sa nhân, tỏi. Bổ quả dưa ra lấy bầu, cho sa nhân, tỏi vào trong, trát đất kín, phơi cho khô, lại sấy khô, loại bỏ bùn đất, tán nhỏ. Ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4g, uống với nước ấm.

Trị phù thũng do viêm thận cấp tính: tây qua bì 40g, bạch mao căn tươi 40g, xích tiểu đậu 20g. Sắc uống.

Một số thực đơn chữa bệnh có dưa hấu:

Dùng cho các bệnh nhân có các chứng bệnh xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp, viêm thận mạn: dưa hấu 1 quả, tỏi 30 - 60g. Khoét một miếng dưa, cho tỏi đã bóc vỏ vào, đặt miếng dưa vừa khoét cho kín, cho vào nồi, đun cách thủy, lấy ra ép lấy nước cho uống.

Dùng cho người viêm tắc mũi dạng viêm khô: dưa hấu (lấy phần vỏ dày bỏ ruột đỏ) 60g, diếp cá 30g, rau mướp 30g cùng nấu canh, thêm gia vị, ăn. Ăn liên tục 3-5 ngày.

Dùng cho các bệnh nhân viêm họng loét miệng: nước ép dưa hấu (chủ yếu phần cùi) 200ml để sẵn; chi tử 12g, xích thược 2g, hoàng liên 2g, cam thảo 2g. Dược liệu sắc lấy nước, trộn với nước ép vỏ dưa, thêm ít đường phèn khuấy tan đều. Uống dần ít một, ngậm vài phút trước khi nuốt. Ngày 1 lần.

Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi má, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục hoặc có thể lẫn máu: tây qua bì 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 15g. Tây qua bì, cà rốt thái lát; gừng tươi đập dập, xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Ăn ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày.

Trị mùa hè ăn uống kém, tiêu hóa không tốt, đầy bụng, người mệt mỏi: vỏ dưa 80g, mạch nha 20g, ý dĩ 20g. Nấu cháo đặc ăn trong ngày, liền 5-7 ngày.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, có bệnh hàn thấp kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mon-an-thuoc-tu-dua-hau-n134437.html)

Chủ đề liên quan:

dưa hấu món ăn thuốc

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY