Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Một bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc 140-150 F0 mỗi ngày

Tại các bệnh viện dã chiến TP HCM, một bác sĩ, điều dưỡng hàng ngày phải chăm sóc 140-150 F0, mỗi tua làm việc 8-10 giờ trong điều kiện mặc bảo hộ có thể gây mất nước và điện giải.

Thông tin được thứ trưởng y tế nguyễn trường sơn, trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của bộ y tế tại tp hcm, nêu trong công văn gửi ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 tp hcm hôm 6/9, đề nghị hỗ trợ lực lượng y tế tại các bệnh viện dã chiến.

Động thái này được đưa ra sau thời gian Bộ phận thường trực đặc biệt kiểm tra và làm việc với một số bệnh viện dã chiến, ghi nhận các điểm bất hợp lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần nhân viên y tế. Mỗi y bác sĩ phụ trách số lượng người bệnh quá lớn, 140-150 bệnh nhân, khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút, theo Thứ trưởng Sơn.

Bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 giờ mỗi ngày nếu được điều động tăng cường. Khi kết thúc công việc chuyên môn, nhân viên y tế tiếp tục phải làm hồ sơ hành chính, có ngày lên đến 12 giờ. Một số bệnh viện khi rút người đã không đủ nhân sự để thay đổi ca, dồn việc cho các nhân viên còn lại. "Áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhân viên y tế", công văn nêu.

Hàng ngày nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn 120.000 đồng một ngày. Khẩu vị không được điều chỉnh cho lực lượng hỗ trợ đến từ miền Bắc khiến họ khó ăn, không đảm bảo sức khỏe chống dịch. Ngoài ra, những nhân viên y tế nhiễm Covid-19 trong quá trình công tác được điều chuyển lên khu người bệnh thì suất ăn của họ cũng chuyển sang tiêu chuẩn của người bệnh là 80.000 đồng một ngày. Tinh thần nhân viên y tế không may nhiễm bệnh càng thêm suy sụp.

Vấn đề khác cũng được chỉ ra là, lực lượng an ninh, quân sự đã kiểm tra nghiêm khắc với lực lượng y tế mỗi khi họ ra ngoài mua thêm đồ ăn uống bổ sung (yêu cầu nhân viên y tế mở túi đồ để kiểm tra). Điều này ảnh hưởng đến đời tư, tinh thần của nhân viên y tế.

Y bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến ở TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa.

Y bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến ở tp hcm. ảnh: hữu khoa.

Bộ phận thường trực đặc biệt cho rằng, để đảm bảo sức chiến đấu của nhân viên y tế, phục vụ người bệnh và chất lượng điều trị, ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 tp hcm cần yêu cầu các đơn vị đã rút nhân viên khỏi bệnh viện dã chiến phải lập tức bổ sung người thay thế.

Các bệnh viện đảm bảo thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho nhân viên y tế, không để họ làm việc liên tục trong thời gian dài; hạn chế sử dụng nhân viên y tế vào vị trí hành chính nhằm đảm bảo công tác chuyên môn. Trong tình hình thiếu nhân lực hành chính, Bộ Y tế đề nghị bổ sung lực lượng sinh viên, tình nguyện viên.

Đơn vị cung cấp thực phẩm cần điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, thêm món phù hợp khẩu vị mỗi vùng miền. Các trường hợp nhân viên y tế không may mắc Covid-19 phải được đảm bảo chế độ ăn tối thiểu như thường ngày.

Thứ trưởng Y tế cũng lưu ý xét nghiệm kháng thể cho tình nguyện viên là người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh, trước khi tham gia hỗ trợ điều trị.

Phó Ban chỉ đạo Phạm Đức Hải, tại họp báo chiều 7/9, cho biết hiện thành phố có trên 177.300 nhân sự tham gia chống dịch, trong đó hơn 24.000 người từ các Bộ ngành hỗ trợ. Thành phố cũng cử 312 tổ công tác với hơn 1.300 cán bộ hỗ trợ TP Thủ Đức và các quận, huyện.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết thành phố đã thông qua mức chi hỗ trợ một lần cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch (từ 1,5 đến 10 triệu đồng); "thể hiện sự quan tâm, ưu tiên của thành phố đối với lực lượng tuyến đầu", nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Theo ông Nam, một số bệnh viện như Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Bình Dân đã thực hiện chi trả cho lực lượng tuyến đầu. Một số đơn vị khác đang lập danh sách để nhận gói hỗ trợ trong tuần này. Các đơn vị Trung ương như Bệnh viện Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt và một số bệnh viện tham gia công tác phòng chống dịch cũng được chi trả thông qua danh sách tổng hợp của Bệnh viện Ung bướu.

Bên trong viện dã chiến điều trị Covid 19

Bên trong viện dã chiến điều trị Covid 19

Bên trong bệnh viện dã chiến điều trị covid-19. video: ngọc thịnh - tuấn việt.

Lê Phương

Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/mot-bac-si-dieu-duong-cham-soc-140-150-f0-moi-ngay-4352847.html)

Tin cùng nội dung

  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Chỉ chững lại trong tuần đầu tiên của tháng 7, những ngày qua, dịch bệnh tay chân miệng lại bùng phát dữ dội ở TPHCM và các tỉnh phía Nam.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Bác sĩ làm việc quá sức dễ mắc những sai lầm, thiếu đồng cảm và chữa trị với chẩn đoán mang tính chủ quan. Họ cũng dễ bỏ nghề, một xu hướng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống y tế, phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ...
  • Mangyte- Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các hình thức khám chữa bệnh, nhất là phát triển hệ thống y tế tư nhân, tháo gỡ triệt để các rào cản hạn chế sự phát triển của các bệnh viện, phòng khám tư nhân.
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Hằng năm, cứ vào dịp giáp Tết, người dân Thủ đô lại chộn rộn chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ kéo dài nhất năm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY