Đây là ca thứ hai Tu vong sau tiêm astrazeneca tại quốc gia bắc âu này, dẫn đến lệnh đình chỉ sử dụng sản phẩm trong tiêm chủng đại trà.
Hôm 13/3, cơ quan y tế Na Uy cho biết ba nhân viên y tế đã phải nhập viện trong tình trạng rối loạn đông máu, chảy máu và lượng tiểu cầu thấp bất thường. Tất cả họ đều dưới 50 tuổi, được tiêm liều vaccine đầu tiên do AstraZeneca sản xuất.
Trong ba người, một phụ nữ được cho là khỏe mạnh Ch?t hôm 14/3 sau khi bị xuất huyết não, cơ quan y tế cho biết. Cô nhập viện vào ngày 11/3, khoảng một tuần sau khi tiêm.
"Chúng tôi không thể xác nhận hay loại trừ khả năng vaccine có liên quan tới ca Tu vong", Steinar Madsen, một quan chức từ Cơ quan Dược phẩm Na Uy, cho biết. Tình trạng của hai người còn lại đã ổn định.
Một nhân viên y tế khác ở độ tuổi 30 qua đời hôm 12/3, 10 ngày sau khi được tiêm vaccine AstraZeneca. Các trường hợp Tu vong khác được báo cáo ở châu Âu, đặc biệt là Áo và Đan Mạch.
Một liều vaccine AstraZeneca được chuẩn bị tại Pháp hồi tháng 2. Ảnh:AFP.
Theo giới chức y tế Na Uy, khoảng 130.000 người đã được tiêm vaccine này trước khi sản phẩm bị đình chỉ. Các quốc gia khác bao gồm Đan Mạch, Iceland, Bulgaria, Hà Lan, Pháp, Italy và Đức cũng hoãn tiêm vaccine AstraZeneca để đề phòng cho đến khi có báo cáo về nguy cơ đông máu sau tiêm.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu đang điều tra những trường hợp này để xem vaccine có liên quan hay không. Hôm 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết không có dấu hiệu cho thấy nên ngừng sử dụng vaccine. Nhà sản xuất AstraZeneca khẳng định sản phẩm của hãng an toàn.
Bên cạnh đó, thủ tướng anh boris johnson, hôm 15/3, cho biết:"cơ quan quản lý dược phẩm anh (mhra) là một trong những đơn vị quản lý khắt khe và giàu kinh nghiệm nhất trên thế giới nhận định không thấy có lý do nào để ngừng chiến dịch tiêm chủng bằng của astrazeneca". ông johnson khẳng định anh sẽ tiếp tục sử dụng vaccine này.