Bài thuốc dân gian hôm nay

Một số bài Thuốc trị thủy đậu

Thủy đậu là loại bệnh truyền nhiễm, hay gặp vào mùa đông - xuân, do virut Varicella zoster gây ra. Trẻ em từ 1 - 5 tuổi hay mắc...
Thủy đậu là loại bệnh truyền nhiễm, hay gặp vào mùa đông - xuân, do virut Varicella zoster gây ra. Trẻ em từ 1 - 5 tuổi hay mắc, với chứng trạng chủ yếu là những nốt phỏng dạ (bào chẩn). Y học cổ truyền có nhiều bài Thuốc chữa bệnh này rất hiệu quả, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo, áp dụng khi cần thiết.

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường mũi miệng khi chuyển mùa. Bệnh thường gặp ở phần vệ và khí, rất ít khi gặp ở phần huyết.

Trẻ lúc đầu có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa; vài ngày sau xuất hiện những nốt đỏ nổi sau lưng, sau đó lan ra khắp người. Chính giữa các nốt đỏ có một bọng nước - gọi là bào chẩn; sau 3 - 4 ngày thì khô đi và bong ra; nốt này mọc, nốt kia bay. Nếu bị nặng có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết làm viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… nguy hiểm đến tính mạng. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng giai đoạn:

Khi tà độc xuất hiện ở vệ (loại nhẹ): Các nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, có sốt nhẹ hoặc không sốt, ho ít, nước mũi loãng trong. Phép điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.

Bài Thuốc uống:

Bài 1: Thông sị cát cánh thang: thông bạch 2 củ, đạm đậu xị 4g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, chi tử 2g, trúc diệp 8g, cam thảo 2g, bạc hà (cho sau) 2g. Sắc uống.

Bài 2: Đại liên kiều ẩm: phòng phong 4g, kinh giới 4g, hoàng cầm 6g, thuyền thoái 2g, hoạt thạch 8g, xích thược 6g, cam thảo 4g, sài hồ 6g, chi tử 6g, liên kiều 8g, ngưu bàng tử 8g, sa tiền 12g, mộc thông 6g, đương quy 4g. Sắc uống.

Bài 3: sinh địa 12g, ngân hoa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, lá tre 10g, rễ sậy 8g, cam thảo dây 12g. Sắc uống.

Bài 4: tang diệp 12g, cam thảo đất 8g, lô căn 10g, trúc diệp 16g, cúc hoa 8g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g, bạc hà (cho sau) 6g. Sắc uống.

Bài Thuốc nam: dùng cây cỏ chân vịt [Hygroryza aristata (Retz.) Nees., họ Lúa (Poaceae)] 300 - 500g, rửa sạch, nấu với 2 - 3 lít nước, đun sôi 10 -15 phút, gạn lấy 200ml nước uống trong ngày. Nước sắc còn lại để ấm, thêm ít muối, tắm hay lau người.

Kiêng kỵ: Không tắm nước lạnh, ăn uống lạnh và ra gió.

Khi tà độc xuất hiện ở phần khí và phần dinh (loại nặng): thủy đậu mọc dầy, sắc tím tối, màu nước đục, quanh nốt màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ môi đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ. Phép điều trị: Thanh nhiệt giải độc ở phần khí phận, lương huyết ở doanh phận.

Bài Thuốc uống:

Bài 1: Phát đậu tán: sinh hoàng kỳ 8g, đương quy 4g, kinh giới 4g, cam thảo 2g, cát cánh 4g, phòng phong 2g. Sắc uống. Công dụng: bổ khí tán độc nên hỏa độc còn ẩn náu bên trong bị loại ra hết.

Bài 2: kim ngân 12g, liên kiều 8g, bồ công anh 16g, sinh địa (loại nhỏ) 12g, xích thược 8g, chi tử sao 8g. Sắc uống.

Gia giảm: nếu có đau họng, thêm xạ can 4g, sơn đậu căn 8g; bị phiền táo, gia hoàng liên 8g; táo bón, gia đại hoàng; khát nước, miệng khô, gia thiên hoa phấn 8g, sa sâm 8g, mạch môn 10g.

Thông bạch và đạm đậu xị là 2 vị Thuốc trong bài “Thông sị cát cánh thang” trị thuỷ đậu giai đoạn nhẹ (độc tà xuất hiện ở phần vệ).

Cát cánh và kinh giới là 2 vị Thuốc trong bài “Phát đậu tán” trị thủy đậu giai đoạn nặng (độc tà xuất hiện ở phần khí và phần dinh).

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-thuoc-tri-thuy-dau-n129126.html)

Tin cùng nội dung

  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY