Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Một số bệnh ngoài da do virus thường gặp – Giải pháp ưu việt từ sản phẩm thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh ngoài da do virus đang ngày một gia tăng, khó kiểm soát và dễ gây biến chứng nguy hiểm. Việc lựa chọn cho mình một giải pháp phòng ngừa và xử lý an toàn, hiệu quả là điều mà bất kể ai trong số chúng ta đều mong muốn.

Thế nào được coi là bệnh ngoài da do virus?

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể, là bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài và được coi như “hàng rào” giúp bảo vệ các bộ phận bên trong, tránh những tác nhân như virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Vì vậy, da chính là “đất sống” của nhiều loài vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh.

Hình ảnh bệnh lý ngoài da do virus (ảnh minh hoạ)

Đối với các bệnh ngoài da nói chung, chúng ta chưa có một khái niệm chuẩn mực nào có thể định nghĩa chính xác. Tuy nhiên, khi nói về thì rõ ràng, các bệnh này chỉ xuất hiện khi da bị tổn thương bởi virus tấn công trực tiếp, được biểu hiện bằng tình trạng da nổi mẩn, mụn nước, phát ban; ngứa ngáy; viêm loét; sưng tấy; đau rát;... Do đó, khi thấy làn da có biểu hiện bất thường, bạn hãy tới gặp bác sĩ ngay để có hướng chữa trị kịp thời.

Một số bệnh ngoài da do virus phổ biến

Rất nhiều gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy, mọi người cần biết để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số thường gặp:

Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông - xuân, và ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao.

Các triệu chứng đầu tiên của nhiễm sởi thường là ho, sổ mũi, sốt cao và mắt đỏ. Trong niêm mạc miệng ở 2 bên má có thể thấy các đốm trắng, đỏ thành từng cụm. Sau đó, phát ban đỏ lần lượt bắt đầu ở trán, lan khắp mặt, rồi xuống cổ và thân đến cánh tay, chân và bàn chân. Và khi lặn cũng sẽ lặn theo thứ tự đã mọc.

Nếu bệnh được phát hiện và xử lý sớm sẽ giảm thiểu được nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chăm sóc và xử lý không phù hợp sẽ dẫn tới biến chứng như: Viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh khí - phế quản, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, loét miệng, biến chứng mắt (do bị bội nhiễm, loét giác mạc gây mù loà). Nặng hơn nữa, sởi có thể gây viêm não – viêm màng não – viêm tủy cấp tính, viêm cơ tim,… đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm loét niêm mạc miệng

Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm và là một bệnh lý ở trẻ em. Viêm loét niêm mạc miệng thường biểu hiện là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet. Vết loét này có thể đơn độc hay xuất hiện thành từng đám, thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi. Chúng có màu trắng xám hay vàng nhạt. Viền xung quanh vết loét khá rõ nét có màu đỏ tấy do viêm.

Viêm loét niêm mạc miệng khiến trẻ có cảm giác đau rát, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nên trẻ khó ăn uống, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước miếng. Ban đêm, trẻ cũng khó ngủ, thường hay ngồi dậy khóc do đau miệng. Có nhiều yếu tố gây viêm loét miệng như: Sức đề kháng kém dẫn tới tình trạng nhiễm virus thủy đậu, tay chân miệng, sởi,… hoặc do các tác động cơ học như trẻ vô tình cắn vào môi, lưỡi, gò má, vệ sinh răng miệng kém,… hoặc do chế độ dinh dưỡng không cân đối dẫn tới thiếu khoáng chất, vitamin, sắt, acid folic,… hay do rối loạn hệ thống miễn dịch…

Hình ảnh bệnh viêm loét niêm mạc miệng (ảnh minh hoạ)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-so-benh-ngoai-da-do-virus-thuong-gap-giai-phap-uu-viet-tu-san-pham-thao-duoc-thien-nhien-n162622.html)

Tin cùng nội dung

  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Sức khoẻ răng miệng không chỉ giới hạn ở răng. Bệnh đau và sưng tấy có thể phát triển trong và xung quanh miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY