Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Mười hành vi phổ biến nhất đang dần giết hại dạ dày, nhiều người không biết

Hiện nay, mọi người đều rất coi trọng bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên có một số hành vi trong cuộc sống hàng ngày lại là thủ phạm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.

1. Đói

Nếu bạn không ăn đúng giờ, cơ thể bị bỏ đói, axit và pepsin (là một ezyme) trong sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc , và quá đói cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến và đường ruột. Quá đói sẽ khiến lượng đường trong máu thấp, không đủ năng lượng để cung cấp cho đại não, sự tập trung bị suy giảm, thời gian dài sẽ làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi.

2. Ăn quá nhiều

Sau khi ăn quá nhiều sẽ thường xuất hiện tình trạng tức ngực, thở gấp, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm ruột cấp tính, giãn cấp tính, xuất huyết dạ dày. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa protein cao, sẽ làm tăng lượng tiết dịch mật, dịch tụy và gây viêm túi mật, viêm tụy cấp tính, đồng thời làm tăng gánh nặng cho tế bào gan, gây viêm gan. Nghiên cứu phát hiện, sau khi ăn quá no 2 tiếng, tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não tăng gấp 4 lần.

3. Ăn tối quá muộn

Sau 10 giờ tối, mỗi cơ quan tiêu hóa cần nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Ăn tối sau 10 giờ, thực phẩm vào không lâu đã đi ngủ, nhu động giảm, thời gian lưu trữ thức ăn trong lâu, điều này sẽ gây tổn thương nhất định đối với niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày. Trước khi đi ngủ 3 tiếng không ăn bất cứ thực phẩm nào, có thể giảm thiểu được chứng trào ngược axit vào ban đêm.

4. Vừa ăn vừa đi bộ, vừa ăn vừa nói chuyện

Hiện nay, nhiều người có thói quen vừa đi bộ vừa ăn sáng, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Vừa đi vừa ăn, bộ não phải điều khiển cả hệ thống tiêu hóa và hệ thống vận động, sự chú ý bị phân tán, vì không thể nhai kỹ, khiến cho thức ăn khó tiêu hóa và hấp thụ, ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến khó tiêu, viêm dạ dày, hoặc có thể gây ra nghẹn. Vừa ăn vừa nói cũng rất có hại, thức ăn không được nhai kỹ, và sẽ nuốt quá nhiều không khí, dẫn đến ợ hơi, đầy hơi, khó tiêu.

5. Ăn uống không vệ sinh

Bệnh từ miệng mà ra, rất nhiều vi khuẩn virus, ký sinh trùng được đưa vào miệng thông qua thực phẩm ô nhiễm. Thực phẩm không sạch và đồ uống cũng là nguồn của H. pylori. Thực phẩm có mầm bệnh có thể gây viêm ruột cấp tính, nhiễm ký sinh trùng,… Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra một loạt các bệnh và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

6. Ăn thực phẩm có hương vị quá nặng

Hương vị quá nặng như thực phẩm quá cay, lượng muối cao sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc thực quản, dạ dày, làm nặng thêm bệnh dạ dày. Thức ăn quá ngọt cũng sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ gây trào ngược thực quản. Thực phẩm nướng, ngâm, và chiên có chứa nhiều chất gây ung thư, làm tăng tỷ lệ ung thư ở thực quản, đường tiêu hóa, gan, túi mật và tuyến tụy. Thực phẩm nhiều muối cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch.

7. Ăn trái cây không đúng cách

Các loại trái cây như hồng, táo gai và táo tàu có chứa một lượng lớn tannin, tương tác với axit và protein trong dạ dày, có thể tạo thành các chất giống như thạch, và cuối cùng có thể tạo thành sỏi dạ dày. Trong trường hợp này lời khuyên của các chuyên gia là không nên ăn nhiều trái cây như hồng, táo gai, táo tàu,... khi bụng đói.

8. Hút Thu*c và uống rượu

Như chúng ta đã biết, hút Thu*c làm tổn thương phổi, nhưng hút Thu*c cũng gây hại cho dạ dày. Khói Thu*c sẽ vào dọc theo đường tiêu hóa, kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày, khiến các mạch máu niêm mạc co lại, gây co thắt, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy.

Hút Thu*c cũng ảnh hưởng sự hợp thành chất ở tuyến tiền liệt giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, do đó làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc. Rượu cũng trực tiếp ảnh hưởng đến đến hàng rào niêm mạc dạ dày, gây sung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề, thậm chí là xuất huyết.

9. Cà phê, trà đặc

Cà phê chứa chủ yếu là caffeine, trà chứa polyphenol, caffeine và axit tannic. Cà phê và trà đặc đều là những chất kích thích trung tâm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc thông qua phản xạ thần kinh, dẫn đến niêm mạc bị sung huyết, phù nề, tăng tiết axit dạ dày, tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét dạ dày. Uống một lượng lớn trà sau bữa ăn cũng sẽ làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa, và làm tăng áp lực dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản.

10. Sử dụng Thu*c bừa bãi

Hiện nay, tình trạng lạm dụng Thu*c kháng sinh rất , cảm lạnh, ho, viêm họng, tiêu chảy… cũng dùng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh không chỉ gây kháng Thu*c mà còn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… thậm chí là bệnh tật.

Hà Vũ(Dịch theo QQ)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/muoi-hanh-vi-pho-bien-nhat-dang-dan-giet-hai-da-day-nhieu-nguoi-khong-biet-593204.html)

Tin cùng nội dung

  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY