Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Nắm rõ thông tin về bệnh hẹp thanh quản và cách chữa trị

Bệnh hẹp đường thở là căn bệnh về đường hô hấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị sớm thì nguy cơ Tu vong là rất cao.

căn bệnh hẹp thanh quản có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. nếu không được điều trị sớm thì tỉ lệ Tu vong rất cao, nhất là ở trẻ em. việc trang bị các kiến thức cơ bản xung quanh căn bệnh này là hết sức cần thiết để điều trị và phòng chống bệnh. 

Bệnh hẹp thanh quản là gì?

Muốn tìm hiểu về cách điều trị, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm của căn bệnh này. bệnh hẹp thanh quản là sự tắc nghẽn ở thanh quản hoặc khí quản làm cho sự lưu thông không khí bị tắc nghẽn.

Những biểu hiện của căn bệnh này khá dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác nên gây khó khăn cho việc chữa trị. trong khi nếu chữa trị quá muộn thì nguy cơ bị ung thư khí quản là rất cao.

Tỷ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này thường cao hơn người lớn. do trẻ có hệ hô hấp hẹp và chưa phát triển đầy đủ nên dễ chuyển biến qua bệnh hẹp thanh quản. điều này dễ dẫn đến tắc nghẽn thanh quản và dẫn đến nguy cơ Tu vong nếu không được kiểm soát sớm.

Triệu chứng bệnh hẹp thanh quản

Việc nắm các triệu chứng bệnh rất quan trọng, giúp chúng ta dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Thông thường, nếu chữa sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Bạn không nên chủ quan khi có các triệu chứng sau:

    Có cảm giác khó thở ngay cả khi thở chậm cũng cảm thấy khó khăn.

Ngoài ra, tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà có thể có các triệu chứng khác. Nhìn chung nếu có bất kì phản ứng bất thường nào, bạn cũng nên báo rõ với bác sĩ để việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn.

Nguyên nhân gây bệnh hẹp thanh quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây hẹp thanh quản. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến các nguyên nhân sau:

    Chấn thương nội khí quản, có thể do đặt nội khí quản trong thời gian dài

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn như trào ngược dạ dày, cơ địa yếu từ khi sinh ra.

Biện pháp chẩn đoán bệnh hẹp thanh quản

Để biết được tình trạng của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả, bác sĩ thường đưa ra hàng loạt các kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng.

Ban đầu, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để chẩn đoán sơ bộ về tình trạng của bệnh nhân. Bao gồm: kiểm tra âm thanh khi thở, khi thở có gặp vấn đề gì khó khăn hay không? Bác sĩ cũng sẽ quan sát thần sắc trên khuôn mặt của bệnh nhân để nắm bắt được khả năng trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra tiền sử bệnh án cũng như tiền sử gia đình cũng được bác sĩ hỏi han cặn kẽ để khoanh vùng bệnh dễ dàng hơn

Ngoài ra, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị hẹp thanh quản, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp kiểm tra cận lâm sàng sau:

    Chụp X-quang để kiểm tra dấu hiệu tắc nghẽn ở thanh quan. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chụp kĩ ở vùng ngực và cổ.

Điều trị bệnh hẹp thanh quản

Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. hiện nay, việc điều trị bệnh hẹp thanh quản có thể áp dụng một trong những biện pháp như sau:

# Sử dụng Thu*c

Thông thường áp dụng đối với bệnh hẹp thanh quản do nhiễm trùng. bệnh nhân sẽ được tiêm một số Thu*c kháng sinh, Thu*c steroid để hỗ trợ điều trị bệnh.

Việc dùng Thu*c phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng bất cứ loại Thu*c nào, kể cả Thu*c không kê đơn

# Phương pháp nội soi

Được áp dụng đối với bệnh nhân bị hẹp thanh quản ở mức độ vừa phải. thông thường chỉ cần thực hiện mổ nội soi là có thể giúp mở thanh quản một cách dễ dàng.

# Phương pháp phẫu thuật

Được áp dụng đối với các trường hợp nghiêm trọng và các biện pháp khác không phát huy tác dụng. phẫu thuật sẽ giúp mở đường dẫn khí, giúp không khí lưu thông vào thanh quản dễ dàng hơn.

Các biện pháp này đều đòi hỏi chuyên môn của bác sĩ cùng các phương tiện kĩ thuật cao. chính vì vậy, người bệnh nên đến các bệnh viện lớn nếu có nhu cầu chữa trị căn bệnh này.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý một vài điều như sau:

    Thực hiện theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định. Bao gồm cả việc dùng Thu*c, các biện pháp điều trị và sinh hoạt hàng ngày.

Hiện nay việc điều trị bệnh hẹp thanh quản đã có những bước tiến mới. chính vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng mà hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được tiến hành các biện pháp chữa bệnh. trong quá trình điều trị nếu có bất cứ phản ứng nào bất thường cũng nên liên hệ vớ bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hep-thanh-quan)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Ung thư thanh quản là một loại ung thư/bệnh lý mà tế bào ác tính (tế bào ung thư) hình thành trong mô thanh quản.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY