Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nâng cao năng lực cấp cứu ca bệnh bạch hầu nặng cho các tỉnh Tây Nguyên

Nhằm nâng cao năng lực về Hồi sức cấp cứu ca bệnh bạch hầu nặng và nguy kịch cho các cán bộ y tế, từ ngày 15/07 – 17/07/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình khảo sát, đánh giá tư vấn, hỗ trợ và tập huấn nâng cao phòng chống dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại buổi tập huấn, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó Trưởng ban phòng chống dịch bạch hầu, Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai cho biết: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh bạch hầu, thực hiện công căn số 2957/QĐ-BYT, ngày 10/07/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu và chỉ đạo của Bộ Y tế về việc giao cho Bệnh viện Bạch Mai làm đầu mối triển khai đào tạo tập huấn cho 4 tỉnh, Bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng kế hoạch triển khai khóa đào tạo phòng chống dịch bạch hầu nâng cao tại tỉnh Đắk Lắk cho các học viên là các bác sỹ, điều dưỡng thuộc khoa Truyền nhiễm; Nội; Hồi sức cấp cứu; Tim mạch; Nhi của các cơ sở y tế trực thuộc y tế tuyến tỉnh.

PGS.TS. Đào Xuân Cơ chia sẻ kiến thức về kỹ thuật ECMO cho các học viên.

Tham gia lớp học, các học viên được cập nhật các kiến thức về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc ca bệnh bạch hầu bởi những chuyên gia hàng đầu Việt Nam - là các lãnh đạo, nhân viên Bệnh viện Bạch Mai có nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên ngành truyền nhiễm như: PGS.TS. Đào Xuân Cơ – Phó Trưởng ban phòng chống dịch Bạch Hầu - Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai chia sẻ kiến thức về kỹ thuật Ecmo cho các bạn học viên; ThS.BS. Phạm Thế Thạch – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai trao đổi, chia sẻ và hướng dẫn thực hành cho các bạn học viên về chủ đề Suy hô hấp cấp và kiểm soát đường thở khó; ThS.BS Văn Đức Hạnh – Giảng viên của Viện Tim mạch BV Bạch Mai trao đổi và chia sẻ kiến thức về chẩn đoán và điều trị sốc tim do viêm cơ tim cũng như cách xử trí biến chứng tim mạch do bệnh bạch hầu; ThS. Hoàng Minh Hoàn – Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai chia sẻ về chủ đề Chăm sóc bệnh nhân nặng và nguy kịch

ThS.BS. Phạm Thế Thạch trao đổi, chia sẻ và hướng dẫn thực hành cho các học viên về chủ đề Suy hô hấp cấp và kiểm soát đường thở khó.

Khóa tập huấn diễn ra thành công tốt đẹp với sự góp mặt của hơn 100 học viên tham dự đến từ 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông. Kết thúc khóa học, các bạn học viên được cấp chứng nhận khoá đào tạo“Hồi sức cấp cứu ca bệnh bạch hầu nặng và nguy kịch” do Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cấp. Các học viên mong muốn có thêm nhiều khóa tập huấn trực tuyến và trực tuyến online để các cán bộ y tế có thể trau đồi kiến thức phòng chống dịch bệnh bạch hầu.

Cũng trong khuôn khổ của chương trình, ngày 17/07/2020 đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai phối hợp cùng Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức khảo sát, đánh giá tại Trung tâm y tế huyện Cư M’Gar – một trong 4 địa phương hiện đang có số ca mắc và nghi ngờ bạch hầu nhiều nhất (8 ca).

Đoàn công tác BV Bạch Mai cùng Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk khảo sát chuyên ngành Hồi sức cấp cứu và khu cách ly của TTYT huyện Cư M’Gar.

Tuấn Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tap-huan-nang-cao-nang-luc-phong-chong-dich-benh-bach-hau-cho-cac-tinh-tay-nguyen-n177297.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY