Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nâng cấp độ cao nhất về phòng dịch, bảo đảm an toàn cho người bệnh và thầy Thuốc

MangYTe – Khai báo y tế bắt buộc, sát khuẩn, kiểm tra nhiệt độ khi vào bệnh viện, kiểm soát ba vòng với người đến khám… là những động thái siết chặt quản lý dịch tễ và sức khỏe của người dân đến khám, chữa bệnh. Các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện lớn tại tuyến Trung ương đã luôn bật báo động đỏ và nâng cấp lên một mức cao hơn để phòng, chống dịch Covid-19.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám, sàng lọc người bệnh trước khi vào viện.

Bệnh viện (BV) Bạch Mai - bệnh viện hạng đặc biệt trở thành điểm nóng Covid-19 trên cả nước khi ghi nhận 18 ca mắc Covid-19, với 14 ca F0, ba ca F1 và một ca F2. Từ những ca mắc tại đây, cả nước hiện đã rà soát được 52.592 người có đến BV Bạch Mai từ ngày 12-3 đến nay, trong đó đã lấy mẫu xét nghiệm cho 23.305 người và đang cách ly theo dõi 28.180 ca bệnh. Do không rõ nguồn lây, chính cơ sở y tế hạng đặc biệt này trở thành nỗi lo lắng lớn trong phòng, chống dịch. Vì thế, Bộ Y tế đã đề nghị các cơ sở y tế cần phải nâng lên một cấp độ về trong khám chữa bệnh. Tất cả bệnh nhân đến BV thời điểm này đều được coi như ca nghi nhiễm Covid-19, như các ca F1.

Là bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa, BV Hữu nghị Việt Đức mỗi ngày đón tiếp hàng chục nghìn người ra vào. Nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được kiểm soát tốt.

GS, TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, bắt đầu từ đầu giờ chiều 10-3, bệnh viện tổ chức kiểm tra sàng lọc tất cả và người nhà tại các khu vực trọng yếu trước khi vào viện khám, chữa bệnh. Việc kiểm tra sức khỏe này được thực hiện theo đúng hướng dẫn công khai bao gồm: kiểm tra thân nhiệt, khai thông tin về dịch tễ. Bất kỳ ai có triệu chứng hoặc nghi ngờ sẽ được đánh giá về mặt y tế và ngay lập tức được cách ly và chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương theo đúng quy trình.

Bên cạnh việc kiểm tra thân nhiệt, nhân viên bệnh viện còn đưa ra những câu hỏi về các yếu tố lâm sàng và dịch tễ, yêu cầu và người nhà đeo khẩu trang trước khi vào viện, vệ sinh tay bằng dung dịch có chứa cồn.

Người sàng lọc được đeo mã vạch.

Sáng 1-4, ngày đầu tiên, sau khi thực hiện chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, BV Hữu nghị Việt Đức đã tích cực triển khai nhiều biện pháp cao nhằm đề phòng nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19. Bệnh viện tiến hành khai báo y tế cho người bệnh và người nhà người bệnh bắt buộc tại các cổng bệnh viện; đeo "barcode" (mã vạch) bắt buộc cho người nhà người bệnh để xác định đó là người được ở lại để chăm sóc người bệnh.

“Mục tiêu của chúng tôi là giữ an toàn cho tất cả người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong bệnh viện trong khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe”, Giám đốc Trần Bình Giang nói.

Tại BV Nhi Trung ương, một trung tâm nhi khoa lớn nhất cả nước những ngày qua cũng đã chốt chặn ba vòng kiểm soát. Theo PGS, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV, vòng đầu tiên, trước khi vào sân BV, tất cả người bệnh, người nhà bệnh nhân đều phải khử khuẩn tay, đo nhiệt độ cơ thể. BV cũng chuẩn bị sẵn khẩu trang để sẵn sàng phòng khi người nhà bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thêm.

Với trường hợp người lớn (người nhà bệnh nhân trên 37,5 độ) và/hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19 thì sẽ không được vào các khoa hoặc trung tâm trong bệnh viện mà nhân viên y tế phải hướng dẫn đến các cơ sở y tế dành cho người lớn hoặc là chuyển ngay đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi có các yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19/cơ sở y tế cho người lớn gần nhất hoặc Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em để được tư vấn, hỗ trợ.

Khám sàng lọc vòng thứ hai tại thang máy và dán tem đã kiểm tra tại BV Nhi Trung ương.

Đối với trẻ em nếu sốt cao cũng sẽ được hướng dẫn thực hiện các quy định hiện hành về thăm khám của BV Nhi. Đối với những người dưới 37,5 độ sẽ được “cấp” tem dán ghi chữ đã kiểm tra và có ghi ngày rõ ràng.

Quy trình này còn được thực hiện tại hai vòng nữa là vòng hai tại các cầu thang và khu làm thủ tục hành chính trước khi khám bệnh. Vòng ba sẽ thực hiện trước cửa vào thăm hoặc chăm sóc người bệnh của khoa lâm sàng sẽ đặt các trạm để khám nhằm sàng lọc kỹ bệnh nhân trước khi cho vào buồng bệnh.

“Quy trình này sẽ được thực hiện 24/24 giờ, không để người bệnh có dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ vào chung phòng với người bệnh khác”, ông Điển cho hay.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – nơi vừa có 63 cán bộ y tế phải cách ly vì có bệnh nhân mắc Covid-19 đến bệnh viện hai lần cũng đã có những biện pháp siết chặt người bệnh và người nhà người bệnh ngay từ những ngày đầu chống dịch.

PGS, TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV cho biết, tất cả những người đến viện đều phải khai báo y tế, sát khuẩn, đo thân nhiệt và được xếp vị trí đứng cách xa nhau 2 m để bảo đảm an toàn về khoảng cách. Bệnh viện cũng triển khai hẹn lịch khám qua tổng đài, qua website của bệnh viện để thuận tiện hơn trong đón tiếp.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội kiểm soát chặt hơn kể từ sau khi xảy ra vụ việc 63 cán bộ y tế phải cách ly.

Từ bài học của BV Bạch Mai, GS, TS Nguyễn Anh Trí – Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Bệnh viện Đa khoa Medlatec chia sẻ, dịch Covid-19 đã đánh vào khâu mà lâu nay chúng ta nghĩ là tốt nhất, an toàn nhất. Cơ sở y tế là nơi chống dịch nhưng nay trở thành ổ dịch, việc này rất đau lòng ảnh hưởng tới tâm lý của người dân.

GS Nguyễn Anh Trí cho rằng, chúng ta phải rút ra bài học về công tác phòng, chống dịch bệnh trong các bệnh viện. Nguồn lây bệnh có thể đến từ nhân viên cung cấp dịch vụ trong các bệnh viện, như dịch vụ ăn uống, hậu cầu. Nguồn lây cũng có thể đến từ những nhân viên làm dịch vụ chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện. Hai nhóm này lâu nay chúng ta đã không chú ý, nhiều nơi còn coi đây là nhân viên y tế. Trong khi những người thực hiện dịch vụ này có thể đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác để làm dịch vụ. Do đó, chúng ta cần phải quản lý họ thật tốt về mặt dịch tễ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng, dịch bệnh đặt ra những thách thức, nhưng đây cũng là cơ hội thúc đẩy công tác khám chữa bệnh online. Ông cho rằng, Bộ Y tế cần tổ chức một đơn vị khám chữa bệnh trực tuyến bài bản và chuyên nghiệp, soạn các quy trình thực hiện thống nhất trên cả nước, hướng dẫn các bệnh viện cùng thực hiện. Theo đó, các cơ sở y tế có thể thực hiện cho bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến hay thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, để người dân không phải xếp hàng, hạn chế đến bệnh viện. Nếu thực hiện tốt việc này cũng là cách hạn chế lây lan dịch bệnh, đặc biệt trong các cơ sở y tế.

THIÊN LAM

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tieu-diem/item/44001902-nang-cap-do-cao-nhat-ve-phong-dich-bao-dam-an-toan-cho-nguoi-benh-va-thay-thuoc.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY