Các tri thức và quyết định của chuyên gia y tế có thể mâu thuẫn với các giá trị tương ứng được tìm thấy ở những người có đức tin. Năng lực văn hóa trong được các chuyên gia y tế Hoa Kỳ định nghĩa rộng rãi là khả năng của các nhà cung cấp và tổ chức trong việc hiểu biết và tích hợp các yếu tố này vào việc phân phối và cấu trúc của hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Các yếu tố khác nhau như chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, khả năng thể chất và tinh thần, khuynh hướng T*nh d*c và nghề nghiệp... là các yếu tố định hình giá trị, niềm tin và hành vi cá nhân về sức khỏe và hạnh phúc. Những khác biệt thậm chí xung đột về văn hóa giữa bệnh nhân và bác sĩ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe, ngay cả ở những quốc gia phát triển nhất như Hoa Kỳ. Điều này đặc biệt đúng với việc các bệnh nhân mạn tính và các bệnh nhân ở các vùng, các quốc gia đa văn hóa. Các cuộc thảo luận chính trị văn hóa công khai với các ý kiến tranh luận về nghiên cứu tế bào gốc, nhân bản liệu pháp, Ph* thai, biện pháp Tr*nh th*i và điều trị y tế hay các vấn đề khác liên quan đến sự khác biệt trong cách các chuyên gia và cộng đồng tôn giáo y tế chọn để đương đầu với cuộc khủng hoảng AIDS đã tạo ra một môi trường văn hóa nhạy cảm với bộ phận cư dân có đức tin tôn giáo. Một số tín đồ có thể ra lệnh không cung cấp một số loại dịch vụ cho những người bị AIDS do niềm tin về lối sống tội lỗi của bệnh nhân trái với lời Chúa, Phật hay Đấng Mohamet đã dạy đã khiến họ bị nhiễm căn bệnh này.
Những tín đồ tôn giáo khác thì lại coi sự mở lòng giúp đỡ cho những người bị AIDS là một nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong phạm vi thì vấn đề không phân tuyến giản đơn như vậy. Những khác biệt và xung đột văn hóa giữa y bác sĩ với bệnh nhân luôn tạo ra những rào cản và xung đột trong quan hệ giữa thầy Thu*c và người bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, thậm chí còn làm tổn thương thêm về tinh thần cho bệnh nhân.
Bệnh mạn tính xuất hiện ngày càng nhiều và quá trình kéo dài, đòi hỏi nhiều sự hiểu biết, cảm thông và các ứng xử ngôn ngữ cũng như chuyên môn phù hợp với từng trường hợp. Trong số những người lớn tuổi, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi mắc bệnh mạn tính cao hơn so với người da trắng. Báo cáo tổng hợp của ngành y tế Hoa Kỳ cho thấy họ có ít nhất một trong bảy căn bệnh mạn tính - hen suyễn, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì hoặc lo âu/trầm cảm. Đây là một trong những căn bệnh gây tốn kém nhất ở Mỹ, mặt khác, do điều trị kéo dài nên bệnh nhân còn gặp phải nhiều lo lắng, bức xúc nếu như trong quá trình chữa trị các bệnh nhân và y bác sĩ có những khác biệt về văn hóa trong ngôn ngữ và ứng xử.
Trong các yêu cầu về văn hóa, năng lực ngôn ngữ được coi trọng hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vì ở những quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, nhiều y bác sĩ gặp khó khăn trong ngôn ngữ và giao tiếp với các bệnh nhân ở các vùng DTTS, khiến bệnh nhân không hài lòng, thậm chí lo lắng. Ở các khu vực đô thị Mỹ, bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với các bệnh nhân đa dạng nhập cư từ các dân tộc khác nhau, có thể trong một ngày phải khám chữa bệnh cho các bệnh nhân từ Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan... Người La-tinh nói tiếng Tây Ban Nha ít khi hài lòng với sự chăm sóc mà họ nhận được, trong khi đó những người nói tiếng Anh hài lòng nhiều hơn. Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu chính sách sức khỏe của Hoa Kỳ, loại dịch vụ phiên dịch được cung cấp cho bệnh nhân là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài lòng với dịch vụ. Trong một nghiên cứu so sánh các phương pháp truyền đạt khác nhau, bệnh nhân sử dụng thông dịch viên chuyên nghiệp đều hài lòng với sự chăm sóc sức khỏe tổng thể như mức độ hài lòng của những bệnh nhân sử dụng các nhà cung cấp song ngữ. Bệnh nhân sử dụng thông dịch viên gia đình hoặc thông dịch viên không chuyên nghiệp, chẳng hạn như y tá, nhân viên và kỹ thuật viên trong quá trình khám, chữa bệnh thì ít hài lòng hơn.
Cuộc khảo sát biết chữ người lớn toàn quốc do Hoa Kỳ thực hiện năm 1992 cho thấy 40 đến 44 triệu người Mỹ không có kỹ năng đọc viết cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Người cao tuổi thường có trình độ học vấn thấp hơn và ít tiếp cận với giáo dục chính quy hơn là dân số trẻ hơn. Những bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính có thể cần đưa ra nhiều quyết định phức tạp về việc quản lý các điều kiện của họ. Các chủng tộc và DTTS cũng có nhiều khả năng có trình độ học vấn thấp hơn, thường là do các rào cản về văn hóa và ngôn ngữ và các cơ hội giáo dục khác nhau. Việc đọc viết kém có thể ảnh hưởng đến khả năng đọc và hiểu các hướng dẫn của bác sĩ về các loại Thu*c theo toa hoặc các tài liệu giáo dục sức khỏe và các hình thức bảo hiểm. Những người có kỹ năng đọc viết kém ở Mỹ đã sử dụng nhiều dịch vụ y tế hơn và chi phí nhiều hơn các bệnh nhân đọc và viết tốt.
Cụ thể, theo ước tính là có tới từ 3 đến 6 phần trăm các chi phí chăm sóc sức khỏe bổ sung tương đương với 32 tỷ đến 58 tỷ đô-la mà các bệnh nhân đọc viết kém phải bỏ thêm hàng năm cho việc khám chữa bệnh của mình. Những người mắc bệnh mạn tính cần nhiều dịch vụ y tế hơn, do đó tăng cường sự tương tác của họ với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nếu các nhà cung cấp, tổ chức và hệ thống không làm việc cùng nhau để cung cấp dịch vụ chăm sóc văn hóa có thẩm quyền, bệnh nhân có nguy cơ cao hơn về hậu quả sức khỏe tiêu cực, chăm sóc chất lượng kém hoặc không hài lòng với việc chăm sóc của họ.
Người Mỹ gốc Phi và các dân tộc thiểu số khác báo cáo ít quan hệ đối tác với các bác sĩ, ít tham gia vào các quyết định y tế và mức độ hài lòng thấp hơn với việc chăm sóc. Chất lượng tương tác của bệnh nhân - bác sĩ thấp hơn ở những bệnh nhân không phải người da trắng, đặc biệt là người Mỹ gốc Á. Các bệnh nhân ít tương tác với bác sĩ thường không mấy hài lòng với kết quả chăm sóc sức khỏe của mình.
Những bất cập, lệch pha và xung đột về ngôn ngữ và văn hóa trong quan hệ bệnh nhân - thầy Thu*c đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khá trầm trọng trong quan hệ xã hội và tâm lý cư dân, liên quan đến mặc cảm về sắc tộc và sự hồ nghi về quyền bình đẳng của công dân trong Thế giới Tự do. Theo một khảo sát được thực hiện ở Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ Latinh và người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng báo cáo rằng họ bị kỳ thị chủng tộc, họ tin rằng họ sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn nếu họ thuộc chủng tộc hay sắc tộc khác.
Trong số đó, người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bất mãn với kết quả khám chữa bệnh hơn các nhóm thiểu số, vì họ cảm thấy rằng mình bị đối xử thiếu tôn trọng (ví dụ, bác sĩ nói năng thô lỗ, trò chuyện với người khác hoặc bỏ qua một số thao tác trong khi khám chữa bệnh...). So với các nhóm thiểu số khác, người Mỹ gốc Á ít khi cảm thấy bác sĩ khám chữa bệnh cho họ hiểu rõ nền tảng và giá trị của mình và rất có khả năng họ báo cáo với chính quyền rằng bác sĩ của họ đã kỳ thị hay coi thường họ.
Trước thực trạng đó, ngành y tế Hoa Kỳ đã tìm cách khắc phục vấn đề xung đột văn hóa và bất cập về ngôn ngữ trong ngành y bằng giải pháp xây dựng các mô hình thẩm quyền văn hóa và các công cụ đánh giá năng lực văn hóa. Cả mô hình và công cụ đều được thẩm định kỹ lưỡng về cả lý thuyết và tính khả thi qua các thực nghiệm và đánh giá tâm lý. Các vấn đề liên quan khác đã được thảo luận, bao gồm định nghĩa về năng lực văn hóa và tầm quan trọng của nó trong phát triển mô hình và công cụ, giới hạn của các mô hình và công cụ hiện có, tác động của năng lực văn hóa đến chênh lệch về sức khỏe.
Chủ đề liên quan:
chăm sóc chăm sóc sức khỏe dịch vụ dịch vụ chăm sóc sức khỏe năng lực sức khỏe văn hóa