(HNM) - Thời tiết nắng nóng như hiện nay là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc làm cho thức ăn nhanh hỏng, dễ bị ôi thiu, nếu không bảo quản cẩn thận. Thêm vào đó, khi nhiệt độ tăng cao cũng khiến sức khỏe con người bị giảm sút, nên khi tiếp xúc với thực phẩm nhiễm vi khuẩn sẽ dễ bị ngộ độc. Do đó, mùa hè được coi là mùa dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Ảnh: Trang ThuVào đầu tháng 6-2022, gia đình bà Giàng Thị L (54 tuổi, ở thôn Làng Tỉnh Dào B, xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) làm bánh trôi ngô chia cho 4 hộ gia đình trong thôn cùng ăn. Số bột ngô còn thừa được cất đi và khoảng 1 tuần sau, bà L lấy ra tiếp tục làm bánh trôi ngô cho 4 thành viên trong gia đình và 3 người khác đến chơi cùng ăn. Sau khi ăn chưa đầy 24 giờ, cháu bà L là Mua Mí P (9 tuổi) có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, sau đó T* vong tại gia đình.
6 người còn lại cùng ăn bánh trôi ngô cũng xuất hiện triệu chứng tương tự như bé P. Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc phối hợp với UBND xã Lũng Pù xác minh, đồng thời đưa các bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa huyện khám và điều trị. Tối cùng ngày, cả 6 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu, điều trị. Sau khi đánh giá thể trạng, 4 bệnh nhân bị nặng (gồm 3 người lớn, một bé 20 tháng tuổi) đã được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang về Trung tâm Chống độc và Trung tâm Nhi khoa của Bệnh viện Bạch Mai. Đặc điểm chung của 4 bệnh nhân nói trên là tổn thương gan ồ ạt, suy gan tối cấp tính, hôn mê gan, tiên lượng rất nặng, nguy cơ cao T* vong.
Hơn 10 năm trước, tại tỉnh hà giang thường xuyên xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm gây hậu quả nặng nề, thậm chí t* vong do ăn bánh trôi ngô. nguyên nhân ban đầu được nghi do ngộ độc hóa chất diệt chuột, tuy nhiên sau đó phát hiện do bánh trôi ngô chứa độc tố vi nấm (độc tố từ mốc), trong đó có độc tố ochratoxin.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ở nhiều địa phương các tỉnh miền núi, do hạn chế về điều kiện giao thông và kinh tế, nguồn thực phẩm phổ biến nhất của bà con là ngô (bắp). Khi làm bánh trôi ngô, bà con phải xay ngô thành bột, làm bánh. Lần làm bánh đầu tiên có thể không sao vì là bột mới xay, nhưng nhiều trường hợp bột còn thừa để lại một thời gian thì nấm mốc nhanh chóng phát triển và dễ gây ngộ độc.
Thời gian qua, các bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, nguyên nhân là thời tiết nắng nóng và vấn đề bảo quản thực phẩm. Nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách, không bảo đảm an toàn thì thực phẩm rất dễ bị nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây ngộ độc. Trong mùa hè, những thực phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các loại thực phẩm chín, như: Thịt nướng, chả nướng, hải sản nướng, đồ ăn chế biến sẵn, rau sống, quả tươi, thịt sống (tiết canh, nem chua, nem chạo)… Có nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm, trong đó phải kể đến vi khuẩn, như: Tả (V. Cholerae), thương hàn (Salmonella), lỵ (Shigella), E.coli... Khi con người ăn phải một số lượng đáng kể những vi khuẩn này sẽ bị ngộ độc bởi độc tố của chúng.
Để phòng, tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, chi cục trưởng chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hà nội (sở y tế hà nội) đặng thanh phong cho rằng, mỗi người cần thực hiện đầy đủ 10 nguyên tắc "vàng" trong chế biến thực phẩm, đó là chọn các thực phẩm tươi, sạch, không dập nát, có nguồn gốc rõ ràng; thực hiện “ăn chín, uống chín”; ngâm rửa sạch rau, quả tươi, nhất là loại rau dùng ăn sống, rửa rau dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối; che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín, ăn ngay sau khi vừa nấu xong, đun kỹ thức ăn đã qua bữa trước khi dùng lại; không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín; không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín; rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; giữ bếp, dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng và khô ráo; không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng và dùng nước sạch để chế biến thức ăn, đồ uống.
“Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống chỉ sử dụng sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm là góp phần phòng, tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng”, ông Đặng Thanh Phong lưu ý.
Còn theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), người dân đừng coi chiếc tủ lạnh là một “bảo bối” tích trữ thực phẩm. Bởi vì tủ lạnh chỉ bảo quản thực phẩm được trong một thời gian nhất định. Tùy từng loại thực phẩm mà thời gian bảo quản khác nhau. Ngăn tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm sẽ chặn luồng khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn, dễ gây hư hỏng thực phẩm, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm...
Ngoài ra, để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, không nên để thức ăn ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ. với những thức ăn thừa nên để ở ngăn mát của tủ lạnh. trước khi cất vào tủ lạnh cần đun lại để diệt hết vi khuẩn, sau đó để nguội, cất riêng vào từng hộp có nắp đậy. thức ăn đã để ở ngăn mát, muốn ăn cần phải nấu lại, tuyệt đối không ăn được ngay. cùng với đó, không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày. nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc khi để qua đêm, gồm: rau xanh, trứng, nước trà, các loại nấm nấu chín, các loại canh, các món gỏi, nộm, cá và hải sản các loại…