Khi mang thai, người mẹ nào cũng muốn con mình sinh ra được xinh xắn dễ thương. Đôi mắt to tròn, hàng mi dày cong vút, sống mũi cao… của con cái là điều ao ước của tất cả bà mẹ.
Đặc biệt, nếu nhắc tới hàng mi dày cong vút, nhiều bà mẹ cho rằng điều này là do gen di truyền nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải vậy. Yếu tố bẩm sinh chỉ là phần phụ, nếu trong quá trình mang thai, người mẹ chăm ăn một số món đặc biệt, nó sẽ giúp cải thiện tình trạng lông mi, tóc của đứa trẻ.
Hàng mi dày cong vút của con cái là niềm ao ước của các bà mẹ. (Ảnh minh họa)
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B và vitamin C. Những loại vitamin này có liên quan mật thiết tới sự phát triển tóc và lông mi của em bé.
Đặc biệt, vitamin nhóm B có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, có tác dụng đối với sự phát triển của lông mi. Những thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm thịt heo, cá mòi, cá thu…
Tình trạng thiếu máu rất phổ biến ở bà bầu, nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn liên quan tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Ở động vật, thực phẩm giàu sắt thường có trong trứng, tôm, thịt bò, tiết heo… Ở thực vật, thực phẩm giàu sắt phải kể đến đậu nành, đậu đen, cải bó xôi, đậu phộng, cà rốt, khoai tây… Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe cho bà bầu mà còn giúp cho tóc và lông mi của trẻ mọc nhiều hơn.
Khi mang thai, bà bầu nên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất sắt. (Ảnh minh họa)
Đạm từ thực vật có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu ăn ngô nhiều em bé khi chào đời có hàng lông mi cong, dày rất đẹp. Ngoài ra còn phải kể đến các sản phẩm từ đậu nành, mè đen cũng rất giàu đạm.
Trong quá trình phát triển lông mi, kiềm là chất dinh dưỡng không thể thiếu. Việc ăn các loại trái cây giàu chất kiềm sẽ cải thiện được tình trạng mọc lông mi và tóc của thai nhi.
Các loại rau củ, trái cây có chứa chất kiềm bao gồm các loại đậu, rau mồng tơi, rau diếp cá, củ cải, khoai tây, củ sen, hành tây, bí đỏ, chuối, táo, lê, dâu tây…
Vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển của lông và tóc. Trong tự nhiên, vitamin E thường được tìm thấy trong xà lách, bắp cải, đặc biệt là mè đen.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, tóc và lông mi trên cơ thể em bé bắt đầu hình thành, đến tháng thứ 7 của thai kỳ sẽ phát triển nhiều nhất.
Vì vậy, nếu muốn lông mi của con mình đen và dài, mẹ bầu có thể bắt đầu bổ sung các chất dinh dưỡng ở trên trước tam cá nguyệt thứ 2.
Bà bầu nên bổ sung những thực phẩm kích thích mọc lông mi và tóc trước tam cá nguyệt thứ 2. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bà bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, đảm bảo ngủ đủ giấc để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bà bầu không nên mù quáng tin vào các quảng cáo để tránh rước họa vào thân.
Rất nhiều bà mẹ được khuyên rằng, nếu cắt lông mi trẻ sẽ khiến nó mọc dài hơn lúc ban đầu. Điều này tùy vào cơ địa từng đứa trẻ, bởi sự trao đổi chất ở mỗi người khác nhau nên thời gian mọc lại lông mi cũng không giống nhau. Một số trẻ có thể lông mi mọc dày và rậm sau khi cắt nhưng có những đứa trẻ khác thì không.
Bên cạnh đó, lông mi có chức năng bảo vệ mắt. Nếu có dị vật chạm vào lông mi, mắt sẽ nhắm lại theo phản xạ để bảo vệ nhãn cầu. Độ dài của lông mi có liên quan tới yếu tố di truyền và tình trạng dinh dưỡng của từng đứa trẻ, việc cắt lông mi đa phần là vô ích. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, nếu trẻ chớp mắt hoặc ngoáy đầu, có thể khiến mắt bị tổn thương.
Nguồn: QQ, 360kuai, Kknews
Chủ đề liên quan:
bà bầu ăn gì để lông mi con dài bà bầu nên ăn gì cắt lông mi cho trẻ mẹo làm dài lông mi