Dinh dưỡng hôm nay

Top thực phẩm mẹ bầu ăn, con khỏe

Thực phẩm giàu axit folic, giúp phát triển não bộ và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Ngoài ra, thiếu hụt axit folic khiến chị em dễ thiếu máu, sảy thai, sinh non, vân vân. Bởi vậy trước, trong và sau quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý “nạp” đầy đủ 400 mcg axit folic hàng ngày. Bên cạnh việc sử dụng các loại Thu*c bổ sung axit folic, hay sữa có hàm lượng folate cao, chị em nên tăng cường ăn, các loại thực phẩm dưới đây, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

1. Đậu lăng.

Đậu lăng chứa nhiều axid folic, hay còn gọi là vitamin B9. Đây được coi là “dưỡng chất vàng”, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu, và ảnh hưởng trực tiếp, đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi.

Bên cạnh đó, đậu lăng còn chứa nhiều hàm lượng chất sắt, protein và chất xơ, giúp ngăn chặn nguy cơ táo bón của chị em, trong suốt 9 tháng “vác ba lô ngược”.

Bởi vậy, mẹ bầu nên ghi danh đậu lăng vào chế độ ăn uống của mình. Thông thường ½ bát đậu lăng nấu chín, sẽ đem lại cho các mẹ 180 mcg folate. Nếu không thích, chị em có thể nhấm nháp đậu lăng đóng hộp, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé đấy.

2. Trứng.

Trứng là nguồn đạm chất lượng cao, chứa nhiều canxi, vitamin D, omega 3, rất tốt cho sự phát triển, của não và thị giác của thai nhi. Ngoài ra, trứng cũng là thực phẩm giàu axit folic, đem lại cho cơ thể khoảng 25 mcg folate mỗi quả. Vì vậy, hãy dự trữ trứng trong tủ lạnh, và ăn bất cứ khi nào cần thiết.

3. Bông cải xanh.

Bông cải xanh không chỉ là loại thực phẩm, có chức năng giải độc tuyệt vời cho cơ thể, mà còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai phụ, như chất xơ, chất chống oxi hóa, canxi và đặc biệt là axit folic. Một bát bông cải xanh, cung cấp tới 24% lượng axid folic, cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Do đó, mẹ bầu nên ăn bông cải xanh hữu cơ sống, hoặc hấp trong suốt thai kỳ.

4. Bơ.

Bơ được coi là "siêu thực phẩm" cho mẹ bầu, trong suốt 9 tháng thai kỳ. Một quả bơ đem lại khoảng 90 mcg folate, tương đương với 22% lượng axit folic, cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, bơ cũng là nguồn cung cấp axit béo, vitamin K, chất xơ cho mẹ bầu. Thêm một chút bơ vào bánh sandwich hay salad, sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn.

5. Măng tây.

Măng tây là một trong những loại rau giàu axit folic nhất. Một bát măng tây luộc, thông thường sẽ đem lại cho mẹ bầu 262 mcg axid folic, đáp ứng 65% nhu cầu về acid folic cho chị em. Hơn thế nữa, vitamin K, vitamin C, vitamin A, vitamin D, có trong măng tây, rất tốt với sự hình thành, phát triển trí tuệ, thể chất cho thai nhi.

6. Các loại quả thuộc giống cam quýt.

Các loại quả thuộc giống cam quýt, rất giàu vitamin C, loại vitamin giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, mạch máu cho bào thai, và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Ngoài ra, axit folic trong những loại hoa quả này, còn hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống cho thai nhi. Một quả cam, trung bình chứa khoảng 50 mcg folate. Vì vậy, hãy uống nước cam hàng ngày, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, chị em nhé.

7. Rau bina.

Những loại rau lá xanh thẫm, như rau bina, là nguồn thực phẩm phong phú lượng vitamin, khoáng chất và protein cần thiết. Ngoài ra, rau bina còn giàu axit folic, sắt, giúp phát triển hệ thần kinh của trẻ, và chống lại sự mệt mỏi khi mang bầu. Một bát rau bina nấu chín, chứa khoảng 100 mcg folate. Chị em nên thường xuyên ăn rau bina, có thể đem rán cùng với trứng, nấu với mì lasagna, hay xay sinh tố, đều rất dễ ăn.

8. Cà rốt.

Cà rốt được coi là một trong những loại rau củ, phổ biến nhất hiện nay. Mỗi bát cà rốt sống, sẽ giúp cơ thể “nạp” khoảng 5% lượng axit folic cần thiết. Bởi vậy, chị em đừng nên bỏ qua loại "thực phẩm vàng” này nhé.

9. Bánh mỳ.

thực phẩm làm từ ngũ cốc, như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ, chứa 60mcg axit folic. Vì vậy, các mẹ bầu nên cố gắng ăn kèm bánh mỳ, với các loại thức ăn giàu folate, như bông cải xanh, rau bina, để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.

10. Thịt bò.

Các chuyên gia đánh giá, thịt bò là một trong những loại thực phẩm, tốt đủ đường cho mẹ bầu trong quá trình "vác ba lô ngược", với rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là axit folic. Một bát thịt bò nấu chín, chứa khoảng 136 mcg folate, thỏa mãn 34% nhu cầu về axit folic cho cơ thể. Vì thế, hãy kết bạn thân với thịt bò các mẹ nhé.

11. Hạt hướng dương.

Hạt hướng dương, đứng đầu trong bảng xếp hạng các loại hạt, có hàm lượng folate cao nhất. Trung bình, một cốc hạt hướng dương cho khoảng 300 mcg, nhưng chị em hoàn toàn có thể chọn các loại hạt khác, như hạt vừng, hạt bí hay quả óc chó, để thay thế nếu muốn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-top-thuc-pham-me-bau-an-con-khoe-27487.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY