Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nếu thấy dấu hiệu này ở tai thì chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp rắc rối lớn

MangYTe - Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường này ở tai bạn nên đi kiểm tra thận ngay, bởi có thể thận của bạn đang gặp vấn đề.

Mọc mụn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Không chỉ ở trên má, mụn còn có thể mọc ở những vị trí rất oái oăm. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết đó là vị trí mọc mụn báo hiệu cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong.

Cụ thể, chiếu theo bản Face mapping của Tiến sĩ Michael Shapiro, bác sĩ da liễu, Giám đốc Y khoa và là nhà sáng lập của Viện Da liễu Vanguard (Ấn Độ) thì mụn mọc trên tai - đó là dấu hiệu báo hiệu phần thận của bạn có vấn đề.

Tai là mô hình thu nhỏ của cơ thể người, nhưng chủ yếu đại diện cho thận. Nếu mụn xuất hiện ở khu vực xung quanh tai (đôi khi ở bên trong tai) nghĩa là thận bạn có vấn đề, hay cơ thể bạn báo hiệu cần thêm nước.

Nếu uống không đủ nước, thận sẽ dễ bị nhiễm độc tố và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Không chỉ vậy, thiếu nước - hoạt động của các bộ phận trong cơ thể bị chậm lại, việc lưu thông trở nên khó khăn và trì trệ. Nó khiến tim phải làm việc liên tục hơn, dẫn tới hệ quả là tim đập nhanh, huyết áp giảm mạnh, đau đầu, chóng mặt.

Bên cạnh đó cũng có thể bạn đang bị viêm tai. Chứng bệnh này thường xảy ra do bơi trong vùng nước bị nhiễm khuẩn. Lúc này, các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng tai ngoài và ống tai, làm mụn xuất hiện.

Vệ sinh kém cũng là một trong những nguyên ngân gây nổi mụn ở tai. Tai là khu vực nhạy cảm, nếu tiếp xúc với các vật cứng hoặc sắc nhọn, tai rất dễ bị xây xát và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, tay bẩn, tai nghe không vệ sinh và tóc cũng có thể đưa vi khuẩn có hại vào tai. Tại đây, chúng phát triển và gây nổi mụn.

Các bệnh mãn tính như ung thư cũng có thể chịu trách nhiệm cho các nốt mụn hình thành ở tai. Nếu vết sưng trên tai của bạn quá lâu không tự lành hay trông khác với mụn thông thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp ngăn ngừa mụn. Ảnh minh họa

Ngoài ra, nếu mọc mụn ở các vị trí dưới đây bạn cũng nên lưu ý:

- Trán: Mụn ở trán thể hiện tiêu hóa kém do chất độc và thiếu nước. Bác sĩ Shapiro cho biết: "Giải pháp là uống nhiều nước để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài, tránh đồ uống có cồn và thức uống chứa caffein. Thay vào đó, hãy uống trà xanh vì đồ uống này chứa chất chống ôxy hóa làm trung hòa độc tố.

- Phần má trên: Phần má trên có liên quan đến phổi. Mụn ở má trên có thể là do việc phổi hít phải không khí ô nhiễm. Ngoài ra, các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn trên điện thoại và gối ngủ cũng là nguyên nhân gây ra mụn.

Ảnh minh họa

- Phần má dưới: Vị trí mọc mụn ở má dưới thể hiện việc vệ sinh răng miệng kém. Bác sĩ Shapiro khuyên bạn nên đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa, tránh đồ ăn và thức uống để cải thiện vệ sinh răng miệng và tình trạng mụn ở má.

- Mũi: Mụn ở mũi liên quan đến sức khỏe của tim. Mũi sưng hoặc thay đổi phồng lên là biểu hiện của huyết áp cao. Để khắc phục điều này, việc thay đổi chế độ ăn là rất cần thiết. Hãy tránh uống đồ uống tăng lực, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, ăn nhiều trái cây và hoa quả để tim khỏe mạnh hơn và hạ huyết áp.

- Cằm: Mụn ở cằm liên quan đến sức khỏe của ruột non vì vậy bạn cần thay đổi chế độ ăn. Tránh xa các sản phẩm từ sữa và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tập cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau để tiêu hóa tốt hơn và chữa các vấn đề về da có liên quan.

Lily (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/neu-thay-dau-hieu-nay-o-tai-thi-chung-to-co-the-ban-dang-gap-rac-roi-lon-20200804133201452.htm)

Chủ đề liên quan:

bệnh thận mọc mụn mụn ở tai

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY