Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi. Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh
Ngấy lá hồng - Rubus rosaefolius Sm., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.
Mô tả
Cây bụi sống nhiều năm có thể cao đến 2 - 3m với thân có lông mịn, có gai nhỏ, cong hay thẳng. Lá mọc so le, kép có cuống với 5 - 7 lá chét mọc đối, xoan thon, dài 2 - 4 (3 - 7)cm, rộng 1 - 2(1 - 3)cm, có lông, gân phụ 8 - 10 cặp, mép có răng kép; lá kèm hẹp, nhọn. Hoa 1 - 3 ở ngọn nhánh, thơm, có tuyến, có cuống; cuống hoa 2 - 3cm; lá đài thon nhọn, dài ra, có lông; gập xuống; cánh hoa tròn, trắng, nhị nhiều, lá noãn nhiều. Quả thành đầu tròn, to 2cm, màu đỏ.
Hoa tháng 4 - 5.
Bộ phận dùng
Rễ, lá - Radix et Folium Rubi Rosaefolii.
Nơi sống và thu hái
Loài của Nam Phi, Mađagascar, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Inđônêxia, Úc và Việt Nam. Ở nước ta thường gặp ở rừng thưa, vùng núi trên 1000m ở Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái. Cũng thường gặp trên các đồi, rừng quanh các làng, bụi rậm. Thu hái vào mùa hè và thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, ngọt và chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, thu liễm, trừ ho, cầm máu.
Công dụng
Quả ăn được. Hoa thơm. Rễ khô dùng sắc uống chữa đau bụng (Lào Cai).
Ở Trung Quốc được dùng trị: 1. Ho do viêm phổi, ho gà, khái huyết; 2. Đau răng, mồ hôi trộm;
Đau cơ và xương, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15 - 30g, dạng Thu*c sắc.
Dùng ngoài trị bỏng lửa và bỏng nước. Nghiền hạt hay lá và hoà với dầu Vừng để bôi.
Có nơi người ta dùng nước nấu lá uống để điều trị chứng tim đập nhanh.
Đơn Thu*c
Ra mồ hôi trộm: Rễ Ngấy lá hồng 15g, nấu canh với thịt lợn ăn.
Đau cơ xương, đòn ngã: Rễ Ngấy lá hồng ngâm rượu uống. Bên ngoài giã chồi non đắp vào vết thương.
Ghi chú
Có một thứ var. coronarius Sims gọi là Bạch trà mi phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam (Ninh Bình), thường được trồng lấy hoa đẹp, có nhiều cánh hoa.
Nguồn: Internet.