Tâm linh hôm nay

Nghệ thuật Diễn giảng và Xướng ngôn lễ hội Phật giáo

Giới thiệu sách “Nghệ thuật Diễn giảng và Xướng ngôn lễ hội Phật giáo” và để trở thành một Xướng ngôn viên (MC) Phật giáo.

 >>Sách hay Phật giáo

Để trở thành một mc, ở đây là mc lễ hội phật giáo (hay nói đơn giản là chương trình) cần bắt đầu từ đâu? cần hội đủ những yếu tố gì? để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi muốn giới thiệu đến mọi người cuốn sách nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội phật giáo.

Bài liên quan

Hai tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đoạt giải sách hay 2019

Khi chúng tôi theo học khóa mc k80 do nhà văn hóa thanh niên quận 1, tp.hcm tổ chức, nhận thấy rất nhiều bạn có mong muốn dẫn các chương trình phật giáo nhưng lại thiếu vốn từ, cũng như sự hiểu biết nhất định về thể loại chương trình này. cũng như một số huynh đệ tăng ni, các phật tử cũng muốn tìm cho mình một tư liệu để có thể tự học nhằm có thể làm mc một vài chương trình đơn giản tại cơ sở tự viện. đây chính là lý do mà chúng tôi chọn tác phẩm này để giới thiệu.

Ngược dòng thời gian, vào năm 2006, câu lạc bộ sinh viên khóa vi – học viện phật giáo việt nam tại tp.hcm đã mời các giảng viên uy tín, các mc đầy kinh nghiệm để mở khóa học diễn giảng và xướng ngôn lễ hội phật giáo. trong lời giới thiệu của cuốn sách, cố thượng tọa thích đạt đạo đã chia sẻ: “để lưu lại những tư liệu quý báu của các vị giảng viên, chúng tôi tập hợp lại các bài giảng ghi vào đĩa vcd, cd – mp3 và in thành tập sách”. đây chính là nhân duyên để có cuốn sách này.

Cuốn sách được chia làm ba phần: phần một: tâm lý - nghệ thuật diễn giảng trước thính chúng và xướng ngôn lễ hội phật giáo do cố thượng tọa thích đạt đạo trình bày. phần hai: kỹ năng nói chuyện trước quần chúng (dẫn chương trình) là giáo án của cư sĩ tánh thuần khi phụ trách khóa học. phần ba: xướng ngôn viên (mc) do đại đức thích nguyên an hướng dẫn. phần này trình bày những chương trình mẫu dành cho mc trong các buổi lễ: lễ tắm phật, lễ cài hoa hồng, lễ khánh thành… và các chương trình văn nghệ. có phụ lục thêm những vần thơ tuyển chọn về: phật đản, ân sư, vu lan, mái chùa với quê hương, thầy cô, bạn bè và cả thơ về tình yêu.

Đến đây thì xem như chúng tôi đã hoàn thành việc giới thiệu cuốn sách đến mọi người. Nhân đây chúng tôi muốn chia sẻ thêm: Để trở thành một MC Phật giáo, cần hội đủ những yếu tố hay kỹ năng nào? Có rất nhiều yếu tố nhưng theo chúng tôi có 4 yếu tố chính. Đó là:

1. Chất giọng:

Bài liên quan

MC Hạnh Phúc và những chia sẻ về việc ăn chay

Là vũ khí sắc bén nhất của người dẫn chương trình.

- MC cần điều chỉnh để có chất giọng tuyệt vời. Bắt đầu từ việc nói tròn vành rõ chữ đến nói lưu loát và nói hay. Tức là nói như thế nào để chạm được trái tim của người nghe. Dĩ nhiên để chạm được trái tim của người nghe thì MC cần nói như thế nào để chạm vào trái tim của mình trước.

- Kỹ năng lấy hơi nhả chữ, nắm rõ nguyên âm (a, ê, i, ô, u) và phụ âm.

- Lựa chọn các thể loại chương trình (sôi nổi, bình thường hay buồn) sau đó tập nói bằng nhiều sắc thái khác nhau để làm cho bài dẫn phong phú.

2. Sự tự tin:

- Tự tin trong MC là một yếu tố vô cùng cần thiết, tối quan trọng.

- Tự tin bắt nguồn từ 3 yếu tố:

a. Kiến thức (nắm vững nội dung chương trình buổi lễ và các vấn đề liên quan),

b. Tâm huyết (lòng tha thiết, yêu nghề),

c. Năng lực (chất giọng, phong cách nói chuyện, kỹ năng, thuật ngữ Phật giáo...).

- Tự tin không có nghĩa là tự cao hay tự phụ. Nhưng nếu chính bản thân MC còn không tin chính mình sẽ làm tốt, sẽ làm đạt thì thật khó để MC có thể điều phối tốt, dẫn hay.

3. Tinh thần cầu thị, biết lắng nghe.

Bài liên quan

10 đầu sách hay Phật Giáo nên đọc

- Cầu thị hay cầu tiến là một yếu tố không chỉ dành riêng cho MC mà cho tất cả những ai muốn đạt được thành công.- Lắng nghe: Trước, trong và sau buổi lễ, MC cần thể hiện tinh thần biết lắng nghe.

+ Trước: Lắng nghe những góp ý có thể xảy ra, những vị khách có thể xuất hiện để chuẩn bị.

+ Trong: Lắng nghe những góp ý để kịp thời điều chỉnh. Dĩ nhiên đó phải là những lời góp ý từ đơn vị tổ chức, hoặc những người có năng lực chuyên môn cao hơn mình, hay các bậc Trưởng thượng.

+ Sau buổi lễ: Lắng nghe những góp ý, những sai sót nếu có để khắc phục. Biết nhận lỗi nếu thật sự MC có sai sót.

4. Biết từ chối khi cần từ chối:

- Từ chối một chương trình mà MC biết chương trình đó có yêu cầu quá cao so với năng lực của mình. Vì chỉ cần dẫn một chương trình thất bại khi bước đầu vào “nghề”, thường sẽ làm bạn mất tinh thần. Còn khi đã vào “nghề”, việc dẫn một chương trình thất bại sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến “thương hiệu” MC của bạn.

- Từ chối một lời mời làm MC khi lời mời đó quá cận ngày. Hoặc MC sẽ không chuẩn bị kịp sẽ làm không đạt, hoặc từ chối vì tôn trọng công việc mà mình đang làm.

Bài liên quan

Những kiến thức bổ ích trong cuốn sách 'The Buddha in the Vacuum-cleaner'

Giới thiệu một cuốn sách, chia sẻ một chút kinh nghiệm làm mc của chúng tôi để đưa các bạn đến với nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn. tất nhiên, tất cả chỉ là bước đầu. nhất là đây là một kỹ năng nên cần sự thực hành, “nghề dạy nghề”. nhưng không đi sao thành đường? nhất là với bối cảnh hiện nay, trong các buổi lễ, “biết ăn nói” trở thành một yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng.

Bởi không phải khi không mà MC được gọi là “linh hồn” của buổi lễ. Hãy bắt đầu từ những chương trình đơn giản nhất bạn nhé.

Chúng tôi nghĩ cuốn sách nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội phật giáo sẽ giúp ích cho mọi người thật nhiều.

Vài lời giới thiệu. sách nghệ thuật diễn giảng và xướng ngôn lễ hội phật giáo. tác giả: cố thượng tọa thích đạt đạo, đại đức thích nguyên an, cư sĩ tánh thuần. nhà xuất bản phương đông.

Thích Nhật Đạo

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/nghe-thuat-dien-giang-va-xuong-ngon-le-hoi-phat-giao-d37061.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết đến nhà nào cũng vậy, trên bàn ăn đầy ắp những món ăn Việt, Tây, Tàu... Không ai có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của thức ăn, nhất là trong những ngày này. Vì vậy, là phụ nữ trong gia đình, người nội trợ khéo léo luôn tìm cho gia đình mình những loại thức ăn thật an toàn, bổ dưỡng nhưng không làm tăng trọng lượng cơ thể để các thành viên trong gia đình có sức khỏe về thể chất và tinh thần cùng nhau du xuân.
  • Lễ hội Trung thu của thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã được sách kỷ lục Guiness công nhận là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam.
  • Việc chẩn đoán và điều trị sớm chứng mãn dục nam MDN là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cái khó ở đây là làm sao vừa điều trị được tình trạng suy nhược Sinh d*c do giảm testosterone, bồi bổ sức khỏe để chống lại các triệu chứng mãn dục nam, tăng hứng phấn T*nh d*c…
  • Vẫn có hiện tượng người dân xé rào vượt đồi lên đền Trung. Tuy nhiên,năm nay tại những lối đó, ban tổ chức đã chăng lưới thép B40. Đặc biệt, trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, luôn có lực lượng đứng chốt tại khu vực này hướng dẫn, ngăn cản người dân không tự xé rào.
  • Môi trường ẩm ướt do mưa xuân là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển trong thực phẩm, gây hư hỏng ...
  • Để đảm bảo tối đa an ninh dịp lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cấm du khách, kể cả phóng viên đài báo, sử dụng các thiết bị chụp ảnh, ghi hình từ trên không (flycam).
  • Cũng như các địa phương khác trên cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhân dân các dân tộc ở Lâm Ðồng lại rộn ràng bước vào mùa lễ hội.
  • Ở nơi thâm sơn cùng cốc (Lỗ Sơn, Tân Lạc, Hòa Bình) đang gìn giữ lễ hội đánh cá hết sức độc đáo.
  • Từ khắp các nơi trên thế giới, rất nhiều người muốn biết xem Samantha rồi sẽ làm món gì tiếp theo cho con gái cưng của mình.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY