Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Nghiên cứu mới kết hợp y học cổ truyền, y học hiện đại trong điều trị tay chân miệng

Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đánh giá đây là hướng nghiên cứu mới được kỳ vọng sẽ có ý nghĩa cộng đồng lớn trong việc điều trị bệnh tay chân miệng.

Ngày 3/9, tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã diễn ra lễ công bố Quyết định công nhận kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học. Theo đó công nhận kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu một số tác dụng dược lý của dung dịch Tanos nano trên động vật thực nghiệm do TS. Trần Văn Thanh – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài.

TS. Trần Văn Thanh cho biết, đây là một loại dung dịch làm sạch, chống viêm, diệt khuẩn có tiền đề là các bài Thu*c dân gian có chứa các loại thảo dược như canh châu, hạt dổi, hoàng bá… đã được kế thừa và phát triển.

Thực tế hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn đang là vấn đề nhức nhối, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông…


Lễ công bố Quyết định công nhận kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học.

Theo kết quả nghiệm thu đề tài, chế phẩm này có tác dụng chống loét niêm mạc miệng khi đánh giá trên mô hình gây loét niêm mạc miệng ở chuột cống trắng, và cũng có hoạt tính diệt virus; không gây kích ứng da trong thử nghiệm đánh giá trên thỏ theo quy định của Bộ Y tế...

Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đánh giá đây là hướng nghiên cứu mới và sẽ tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm khoa học, được Hội đồng khoa học, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đánh giá kỹ lưỡng trước khi đưa vào thực tế.

Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, Việt Nam có tiềm năng to lớn về y dược học cổ truyền với nguồn dược liệu vô cùng phong phú, quý giá. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến, y dược cổ truyền Việt Nam đã luôn luôn chú trọng đến công tác kế thừa, chọn lọc ứng dụng, bảo tồn nhằm phát huy giá trị của y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Được biết, hiện nay, Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trên 1.000 huyện và trên 11.000 xã, phường, có hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền công lập tuyến trung ương và tuyến tỉnh là 65 bệnh viện; Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%; Trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%; 89% trạm y tế xã có vườn Thu*c nam.

Mỗi năm có khoảng 30% số người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại.

Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

P.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nghien-cuu-moi-ket-hop-y-hoc-co-truyen-y-hoc-hien-dai-trong-dieu-tri-tay-chan-mieng-n162943.html)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY