Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Ngồi học đúng tư thế, tránh cong vẹo cột sống

Trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cong vẹo cột sống (CVCS) gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống…

Tác hại của cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Cong vẹo cột sống là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau lưng; hạn chế vận động của hệ thống cơ xương. Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ của trẻ em gái khi trưởng thành.

Một số nghiên cứu trên thế giới còn cho thấy, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Qua theo dõi 130 bệnh nhân bị vẹo cột sống không được điều trị từ năm 1930 đến năm 1968, người ta nhận thấy, tỷ lệ Tu vong ở những bệnh nhân bị tăng 2 lần so với quần thể. Nếu chỉ tính riêng vẹo cột sống vùng ngực, tỷ lệ Tu vong tăng cao gấp 4 lần, 37% bệnh nhân bị đau lưng, 14% bị các triệu chứng về tim phổi, 37% bị tàn tật với những biến dạng khác.

Hình ảnh cột sống bình thường và cột sống bị cong vẹo.

Nguyên nhân dẫn đến CVCS

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống, trong đó 90% trường hợp là không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học đã xác định được một số nguyên nhân gây là do bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương…

Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi… Ngoài ra, còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.

Khi bị vẹo cột sống, trẻ sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau: Gai đốt sống không thẳng hàng; dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao; phần xương bả vai nhô ra bất thường; khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau; tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp rộng không giống nhau; khi bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.

Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước. Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống của trẻ, nên cho trẻ đến khám và tư vấn tại phòng khám chuyên khoa để có thể can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Điều trị tật rất phức tạp và phụ thuộc vào mức độ cong, sự phát triển của cột sống và khả năng phát triển của độ cong.

Để có thể quyết định phương pháp điều trị những trường hợp mắc cong vẹo cột sống, các chuyên gia y tế cần phải khám xác định rõ mức độ của bệnh nhân. Ngoài những quan sát thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp X quang. Dựa vào phim X quang, người ta sẽ xác định được độ lớn của góc (góc Coob). Tùy theo độ lớn của góc Coob và khả năng tiến triển của nó, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập phục hồi chức năng hoặc cho mang áo nẹp. Nếu mức nặng và tiến triển nhanh, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật chỉnh hình.

Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp được chỉ định rất hạn chế khi mức độ của bệnh nhân quá nặng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây shock Thu*c, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh… Trên thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân có thể khôi phục được đường cong S*nh l* của cột sống mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Cải thiện điều kiện vệ sinh trường học

Bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hàng ngày là những yếu tố nguy cơ gây ở học sinh.

Để đảm bảo ngồi học đúng, nhà trường, gia đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể học sinh. Cần nhắc nhở để tạo thói quen ngồi đúng tư thế: Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6 cm, lưng có thể tựa vào lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

Việc khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp để có thể có cách điều trị kịp thời.

Cần tạo cho trẻ có thói quen ngồi học đúng tư thế. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Nơi học tập ở trường phải đảm bảo ánh sáng từ 300lux trở lên. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.

Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

Học sinh không nên ngồi học, xem ti vi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn, nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can- xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; Từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; Từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.

Việc khám định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp để có thể có cách điều trị kịp thời.

BS. Lỗ Văn Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ngoi-hoc-dung-tu-the-tranh-cong-veo-cot-song-n163459.html)

Tin cùng nội dung

  • Chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp xoa bóp điều trị đau vai gáy do tư thế đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được mà kết quả lại rất tốt.
  • Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa.
  • Tư thế ngồi sử dụng máy tính thường rất hay bị mọi người bỏ qua. Biết đâu đấy,bạn có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe nếu liên tục ngồi sai trong thời gian dài.
  • Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Ngồi không đúng tư thế không những gây ra một số bệnh mà còn khiến các chị em dễ bị xệ ngực, gây mất cân đối cho cơ thể.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY