Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Ngủ hay giật mình là biểu hiện của bệnh gì?

Thưa bác sĩ, khi ngủ hay bị giật mình là biểu hiện bệnh gì? Muốn khắc phục phải làm sao ạ? - (Thùy Linh - Hà Nam).

Thùy Linh thân mến, Qua thư bạn chỉ cho biết triệu chứng giật mình mà không nói thêm thông tin gì khác như: tuổi tác, làm việc trong lĩnh vực nào, có tiền sử bệnh (cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường…?), chế độ ăn uống và sinh hoạt thế nào, nên chúng tôi khó tư vấn riêng cho bạn.

Nhiều người thỉnh thoảng cũng có triệu chứng giật mình khi ngủ nhưng quan trọng cần xác định giật mình do S*nh l* hay do bệnh lý.

Giật mình khi ngủ là hiện tượng cơ thể suy nhược, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh, phải lo lắng nhiều việc của cơ quan, gia đình, học hành căng thẳng, stress.

Bệnh thường gặp nhiều ở những người sống ở thành thị, nơi đông người, mức xe đông đúc hoặc có thể bạn chưa thích nghi với môi trường làm việc, nơi ở mới... làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý rồi đi vào giấc ngủ gây giật mình.

Ngoài các nguyên nhân trên giật mình khi ngủ còn do tật nghiến răng, ngủ ngáy, tâm thần phân liệt, bệnh lý tim mạch... Để khắc phục tình trạng trên bạn phải thay đổi lối sống và chế độ làm việc, phân bố lại lịch làm việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập thể dục, tránh stress, nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc hay nơi ở mới, đồng thời điều trị các bệnh lý đi kèm nếu có.

Thân mến! BS Chuyên khoa của AloBacsi

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ngu-hay-giat-minh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-n87332.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Luyện tập ngón tay sau khi bị thương sẽ giúp ngón tay mạnh hơn và cử động dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên bắt đầu luyện tập sau khi được bác sĩ cho phép.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị và các bạn Các bài luyện tập đối với chỏm xoay.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY