Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người bệnh lợi gì?

Giá dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh theo lộ trình và chất lượng khám chữa bệnh cũng sẽ ngày càng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Giá dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh theo lộ trình và chất lượng khám chữa bệnh cũng sẽ ngày càng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến băn khoăn là liệu người nghèo và các đối tượng khác có bị ảnh hưởng khi giá dịch vụ y tế điều chỉnh hay không?

Gắn với lộ trình BHYT toàn dân

Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, giá dịch vụ y tế hiện nay mới tính một phần chi phí trực tiếp (3/7 yếu tố trực tiếp), do đó, mỗi đơn vị thuộc bộ, ngành và mỗi địa phương có một bảng giá khác nhau nên giá thanh toán của BHYT đối với các bệnh viện cùng hạng (cùng trình độ, cơ sở vật chất, kỹ thuật...) khác nhau gây bất bình đẳng trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT... Chính vì vậy, Bộ Y tế đã đặt ra mục tiêu đến sau năm 2018, giá dịch vụ y tế sẽ được tính đủ bao gồm 7 yếu tố chi phí: chi phí Thu*c, vật tư trực tiếp; chi phí điện, nước, xử lý chất thải; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ; chi phí tiền lương, phụ cấp; chi phí sửa chữa lớn, khấu hao trang thiết bị; chi phí khấu hao nhà cửa; chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, BV sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa. Nguồn kinh phí hoạt động của BV lúc đó sẽ do Quỹ BHYT thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT). Nhà nước sẽ dành phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT. Mục tiêu điều chỉnh giá theo hướng tính đủ chi phí để thực hiện chủ trương cải cách tài chính công, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, Nhà nước tiếp tục tăng chi cho y tế nhưng ưu tiên đầu tư cho y tế dự phòng y tế cơ sở, các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần…

Bộ Y tế cũng khẳng định, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ được gắn với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân và nâng cao chất lượng KCB. Thực tế cho thấy, sau 2 năm bắt đầu điều chỉnh giá dịch vụ y tế, mặc dù hầu hết các địa phương mới chỉ điều chỉnh ở mức 60 - 80% của 3 yếu tố nhưng đã mang lại những hiệu quả nhất định, quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT được nâng lên. Các BV sử dụng 15% tiền khám bệnh, tiền giường/ngày để mua thêm giường, ghế, cải tạo, sửa chữa phòng khám khang trang hơn, các buồng bệnh đã có sự thay đổi, đáp ứng nhu cầu của người bệnh

Chất lượng khám chữa bệnh sẽ thay đổi?

Tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/2/2015 quy định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong đó đã quy định lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ công theo 3 giai đoạn: Giai đoạn gần nhất là đến năm 2016 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; Giai đoạn thứ hai đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định; Giai đoạn thứ ba đến năm 2020 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công theo 3 mức: mức giá tính đủ tiền lương; mức giá tính đủ tiền lương và chi phí quản lý; mức giá tính đủ tiền lương, chi phí quản lý và khấu hao tài sản. Trên cơ sở đó, phân loại đơn vị để thực hiện theo 3 mức giá cho phù hợp. Như vậy, trong năm nay, giá dịch vụ y tế sẽ tiếp tục được điều chỉnh, tính đủ chi phí tiền lương và chi phí trực tiếp.

Theo phân tích của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện nay, một số giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp (tức là chưa được tính đúng, tính đủ). Việc điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ hơn hiện nay chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Theo ông Khuê, trên thực tế, các chi phí như lương của nhân viên y tế chưa được chi trả, do vậy đã ảnh hưởng đến sự tâm huyết và mức độ cống hiến của nhân viên y tế, không đủ chi phí để tái đầu tư sức lao động, bệnh viện không đủ kinh phí để bổ sung biên chế phù hợp với định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế. Do vậy, việc điều chỉnh giá viện phí chắc chắn sẽ có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

​Việc tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương trong giá dịch vụ y tế tác động không lớn đến hơn 71% số dân đã tham gia BHYT. Cụ thể, không tác động đến 23,7 triệu người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi vì từ ngày 1/1/2015, khi đi KCB, các đối tượng này được BHYT thanh toán 100% chi phí. Ðối với người cận nghèo (đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT), khi đi KCB được BHYT thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5%, cho nên mức độ tác động cũng không nhiều. Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT có bị ảnh hưởng, nhưng mức độ không lớn vì nếu chưa tính đủ giá, người bệnh phải trả thêm một số khoản chi phí, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm các chi phí này. Mặt khác, từ ngày 1/1/2015, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.

Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; Bộ Y tế cũng đã huy động một số dự án ODA để hỗ trợ cho hộ cận nghèo để phấn đấu 100% hộ cận nghèo được tham gia BHYT. Ðối tượng này khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT chi trả 95% chi phí.

Thái Bình
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-benh-loi-gi-8717.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY