Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Người bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không? Andrew Hundley, MD, Giám đốc Khoa Khoa Phụ sản tại Đại học Bang Ohio nhận định, phụ nữ viêm tiết niệu

viêm đường tiết niệu (uti) thuộc một dạng nhiễm trùng do một số vi khuẩn tấn công vào bàng quang (một phần của đường tiết niệu). căn bệnh này thường khá phổ biến ở nữ giới và gây ảnh hưởng đến việc thụ thai, sinh con. vậy người bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Theo một số thống kê của trung tâm y tế wexner thuộc đại học bang ohio, có khoảng 50% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời. đây là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, không chỉ gây đau đớn mà viêm đường tiết niệu còn để lại một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng. hầu hết, các trường hợp viêm đường tiết niệu đều không thể tự khỏi mà cần có sự tác động của Thu*c kháng sinh.

I. Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Viêm đường tiết niệu ở nữ giới có thể lây lan lên buồng trứng, vòi trứng, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tắc vòi trứng và gây cản trở cho việc thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn. hơn nữa, viêm đường tiết niệu còn dẫn đến việc động thai, sinh non, thai lưu,… và đây được xem là một trong số những biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm đường tiết niệu đối với phụ nữ.

Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiết niệu còn có liên quan đến chứng sinh non và nhẹ cân. nếu niệu khuẩn không được loại bỏ đúng cách thì nguy cơ cơ thể người mẹ bị nhiễm trùng thận rất cao, khoảng 40%. để kiểm tra chính xác tình trạng viêm niệu khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật kiểm tra. nếu nhận thấy bệnh nhân đang bị viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh đường uống theo phác đồ điều trị. sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ có 1 lần tái khám để kiểm tra mức độ suy giảm của niệu khuẩn.

Chị em nên điều trị viêm đường tiết niệu sớm để tránh những biến chứng không đáng có. khi bị viêm đường tiết niệu, nếu không được điều trị sớm và kịp thời bạn có nguy cơ bị vô sinh. chính vì điều này mà các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo bệnh nhân không nên mang thai trong thời gian bị viêm đường tiết niệu. tốt hơn hết, bạn nên điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai và sinh con.

Vì vậy, khi gặp phải một trong số những biểu hiện sau đây, chị em cần phải kiểm tra và điều trị ngay từ sớm để ngăn ngừa biến chứng:

    V*ng k*n có biểu hiện đau rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ T*nh d*c.

II. Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị viêm đường tiết niệu?

Mặc dù viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến mang thai và làm tăng nguy cơ của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng chị em cũng đừng nên quá lo lắng. đa số các nghiên cứu y khoa đầu ngành đều khẳng định, mang thai không phải là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu nhưng nó chính là một nhân tố làm tăng nguy cơ gây ra nhiễm trùng thận.

Để lý giải cho vấn đề này, ts. tamara g. bavendam, m.d cho biết, khi mang thai cơ thể người phụ nữ kích thích lượng lớn hormone progesterone sản sinh và làm giảm trương lực cơ của niệu quản. điều này làm cho chúng bị giãn ra và gây ách tắc dòng chảy của nước tiểu. bên cạnh đó, tử cung đang trong trạng thái mở rộng theo sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên niệu quản và khiến cho dòng chảy của nước tiểu bị chậm hơn so với thông thường.

Một yếu tố nữa đó là khi mang thai, bàng quang của bạn cũng bị mất trương lực. Do đó, việc làm trống bàng quang hoàn toàn rất khó khăn và điều này dễ khiến cho bàng quang bị dội ngược khiến cho lượng lớn nước tiểu chảy ngược lên niệu quản về phía thận.

Mặc khác, khi mang thai, nước tiểu của bạn trở nên ít axit và có nhiều khả năng chứa nhiều glucose và đây là 2 nhân tố làm tăng khả năng phát triển của vi khuẩn. vì vậy có thể nói, phụ nữ mang thai có khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn so với thông thường.

III. Chị em nên làm gì khi bị viêm đường tiết niệu?

Ngoài những thắc mắc “người bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?” thì chị em cũng nên chú trọng việc cải thiện và điều trị dứt điểm viêm đường tiết niệu khi có ý định mang thai. chị em có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện sau:

    Uống đủ nước: Cố gắng cung cấp đủ 2-2,5l nước mỗi ngày, có thể kết hợp nước lọc, nước ép trái cây, canh,… Bổ sung đủ nước sẽ giúp cho đường tiết niệu làm việc hiệu quả hơn.

Bạn đọc tham khảo thêm: Liệu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Người bệnh viêm đường tiết niệu có mang thai được không? câu trả lời là có, khi và chỉ khi người bệnh đã điều trị dứt điểm bệnh. hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ khi phát hiện viêm đường tiết niệu giai đoạn thai kỳ. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định của bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-duong-tiet-nieu-co-mang-thai-duoc-khong)

Tin cùng nội dung

  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY