Theo Tổ chức Béo phì thế giới, những người béo phì khi nhiễm COVID-19, có nguy cơ sẽ nặng hơn những người có cân nặng khỏe mạnh.
Một nghiên cứu dựa trên 221 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc với độ tuổi 45 đã cho thấy, những bệnh nhân bệnh trở nặng có liên quan trực tiếp đến chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, nghiên cứu này được công bố trên chuyên san The Lancet.
Một nghiên cứu khác cho thấy, những người trưởng thành mắc COVID-19 bị béo phì thường nặng hơn so với người trưởng thành có cân nặng khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia sức khỏe, BMI dưới 18,5 có nghĩa là bị thiếu cân, BMI từ 18,5-24,9 là khỏe mạnh, BMI từ 25-29,9 có nghĩa thừa cân và BMI từ 30-39,9 là béo phì.
Bệnh béo phì mang lại nhiều rủi ro về sức khỏe. Cụ thể, béo phì có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng viêm, khiến cơ thể khó chống lại virus. Thêm nữa, béo phì cũng gây áp lực dư thừa lên phổi, làm tăng thêm nguy cơ biến chứng khi nhiễm COVID-19.
Béo phì cũng gây ra các biến chứng khác, như huyết áp cao, tiểu đường, chuyển hóa chậm, ngưng thở khi ngủ, bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận,…
Kế hoạch ăn uống giúp tăng cường miễn dịch khi làm việc ở nhà
(PLO)- Chọn thực phẩm phù hợp trong những ngày làm việc ở nhà, có thể tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa dịch COVID-19.
Chủ đề liên quan:
béo phì biến chứng biến chứng khi béo phì Covid 19 COVID_19 huyết áp cao người béo người béo phì nhiễm Covid 19 tiểu đường