Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Người bị bệnh động mạch vành có nên ăn đường không?

Tỷ lệ Tu vong của người mắc bệnh động mạch vành tim có tỷ lệ thuận với việc tiêu thụ đường hay không.

Theo PGS.TS.Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, bữa ăn của chúng ta thường lấy gạo làm thực phẩm chính, có lượng đường tương đối nhiều.

Trong thức ăn của người bình thường cũng có đủ hàm lượng đường, thậm chí cao hơn so với nhu cầu của cơ thể rồi, vậy nên, nếu ăn thêm đường hay chất ngọt khác như bánh, kẹo, sôcôla thì lượng đường vào cơ thể sẽ tăng nhiều so với nhu cầu.

Lượng đường quá nhiều không được sử dụng làm năng lượng kịp thời sẽ tích lại thành mỡ, tồn đọng lại trong cơ thể, lâu dần sẽ làm tăng thể trọng, huyết áp tăng cao, gây gánh nặng cho tim và phổi.

Từ cách đây 50 năm các chuyên gia Thụy Sĩ đã nghiên cứu mối quan hệ giữa bệnh tim mạch với việc ăn nhiều đường và chỉ ra rằng tỷ lệ Tu vong của người mắc bệnh động mạch vành tim tỷ lệ thuận với việc tiêu thụ đường.

Các nhà khoa học Nhật bản cũng có kết luận  tương tự. Do vậy, người bệnh động mạch vành không nên ăn nhiều đường.

Ngoài ra, người mắc bệnh động mạch vành nên hạn chế ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt trâu, thịt bò, thay vào đó nên ăn các loại thịt có màu trắng như thịt gia cầm, gà, ngan, cá…

Cần tăng cường ăn các loại rau củ như: Rau muống, rau dền, mồng tơi, củ cải trắng… Không nên sử dụng các loại hoa quả sấy khô, hoa quả đã chế biến.

Người bệnh động mạch vành nên kiêng các món như: Mỡ động vật, óc, tủy, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ... Đồng thời, cũng phải kiêng những đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, Thu*c lá, cà phê... vì những thức uống này gây hưng phấn đại não, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh động mạch vành.

Theo L.Minh - Gia đình mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-bi-benh-dong-mach-vanh-co-nen-an-duong-khong-n385332.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY