Bạn nên biết hôm nay

Người buôn bán làm gì phòng nCoV?

Người buôn bán phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên cần đeo khẩu trang, găng tay, kính, mũ bảo hộ, giảm tiếp xúc không cần thiết.

"Bệnh nhân 35" là một phụ nữ 29 tuổi, nhân viên bán hàng siêu thị Điện máy Xanh ở Đà Nẵng. Cô lây nhiễm virus từ hai người khách Anh, khi tiếp xúc với họ tại siêu thị.  

Theo Bộ Y tế, người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để phòng lây nhiễm cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn.

Sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây, dùng giấy lau tay sử dụng một lần để làm khô tay; hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn.

Sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay) khi phải tiếp xúc với mọi người. Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng trong khoảng cách dưới 2 m (nếu có thể). Không mua bán, tiếp xúc, chuyên chở các loại động vật hoang dã. Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.

Sau khi dùng xong các đồ bảo hộ cần dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay bằng xà phòng. Không mặc quần áo sử dụng khi làm việc về nhà. Để quần áo, vật dụng (đối với khẩu trang, găng tay sử dụng nhiều lần) đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.

Người bán hàng cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng. Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.  Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, là người buôn bán thực phẩm tươi sống tại các chợ. Những người này cần mặc trang phục bảo hộ, gồm quần áo bảo hộ, găng tay và mặt nạ khi xử lý động vật và các sản phẩm của động vật.

Sau khi làm việc xong, cởi bỏ trang phục bảo hộ, giặt hàng ngày và để ở nơi làm việc. Tránh để các thành viên trong gia đình phơi nhiễm với quần áo và ủng bẩn.

Người buôn bán tránh lấy tay sờ vào mắt, mũi, miệng, tránh tiếp xúc với động vật hoặc thực phẩm ô thiu, tránh tiếp xúc với động vật đi hoang hoặc dịch và chất thải của chợ. Sau khi đụng chạm vào động vật hoặc sản phẩm từ động vật, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch ngay. Tiệt trùng dụng cụ làm việc và khu vực làm việc ít nhất một lần trong ngày.

Ngoài ra, trong thực hành an toàn thực phẩm, người dân chỉ ăn thức ăn nấu chín kỹ, tránh khạc nhổ và tiếp xúc với động vật bị ốm. Ngay cả ở các khu vực có dịch bùng phát, các sản phẩm thịt vẫn an toàn để tiêu thụ nếu như chế biến an toàn và được nấu kỹ.

Sử dụng thớt và dao riêng để chế biến thịt sống khi nấu ăn. Cùng với đó, rửa sạch tay khi chế biến thực phẩm tươi sống và đồ ăn chín. Không ăn thịt động vật ốm và ch*t. Tránh tiếp xúc với trang trại động vật và động vật hoang dã khi không mặc trang phục bảo hộ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, triệu chứng Covid-19 thường rất nhẹ nhưng lan truyền rất nhanh. Vì vậy, mỗi người cần tự ý thức bảo vệ bản thân. Bên cạnh việc rửa tay, dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay gập lại để che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đậy và rửa sạch tay. Những nhóm người dễ bị nhiễm nCoV bao gồm: nhân viên y tế, người trên 60 tuổi, người có bệnh lý nền như các bệnh về tim, phổi, đái tháo đường hay suy giảm hệ miễn dịch.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nguoi-buon-ban-lam-gi-phong-ncov-4067618.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY