Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người cao tuổi nhớ nhớ quên quên, cách nào để dùng Thuốc an toàn?

Người cao tuổi đôi khi vì uống rất nhiều Thuốc và vào các thời gian khác nhau sẽ dẫn đến việc quên uống Thuốc. Tùy vào từng loại Thuốc mà việc không tuân thủ điều trị sẽ có những ảnh hưởng khác nhau và đòi hỏi cách xử trí khác nhau.

Việc quên một liều có thể không gây ra vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Cụ thể:

Bỏ qua thời điểm Thuốc có tác dụng tốt nhất: Thuốc giảm đau trong viêm khớp sẽ hiệu quả nhất khi được uống trước khi xuất hiện triệu chứng đau dữ dội hay việc sử dụng Thuốc xịt quá trễ trong bệnh hen suyễn có thể không giúp phòng ngừa được cơn hen sẽ xảy ra.

Gây thất bại trong điều trị: Nếu không uống Thuốc kháng sinh đúng và đủ liều, tự ngưng khi thấy giảm triệu chứng có thể gây ra kháng Thuốc làm tình trạng nhiễm khuẩn khó kiểm soát và đôi khi cần phải điều trị với một liệu trình kháng sinh dài ngày hơn hoặc phải đổi Thuốc điều trị.

Có thể gặp phải hội chứng “cai Thuốc”: Các Thuốc tác động trên thần kinh trung ương như một số Thuốc an thần gây ngủ, Thuốc chống trầm cảm…nếu quên liều liên tục hoặc ngưng đột ngột có thể gây rối loạn giấc ngủ, cảm xúc, lo âu, đau đầu…

Tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng: Đôi khi việc quên dùng các Thuốc huyết áp hoặc Thuốc tim mạch như aspirin có thể gây tăng huyết áp dội ngược, cơn đột quỵ hoặc đau tim tái phát. Việc quên uống Thuốc điều trị đái tháo đường có thể làm đường huyết không được kiểm soát tốt, tăng nguy cơ gặp biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, tim...

Dược sĩ tư vấn cách dùng Thuốc cho người cao tuổi tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội).

Cách xử trí khi quên liều uống Thuốc

Tốt nhất là liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để biết cần phải làm gì đối với những trường hợp quên uống Thuốc cụ thể. Nếu không liên hệ được, có thể đọc thêm thông tin kê toa đối với từng loại Thuốc để xem hướng dẫn khi quên liều. Nhìn chung, có thể tham khảo nguyên tắc xử trí sau khi quên liều:

- Nếu nhận ra quên uống Thuốc trong vòng 2 giờ so với thời điểm cần uống Thuốc: Có thể uống liều đã quên ngay khi nhớ ra và dùng liều kế tiếp như thông thường.

- Nếu nhận ra muộn hơn 2 giờ so với thời điểm cần uống Thuốc: Tùy vào số lần dùng Thuốc trong ngày để quyết định:

- Nếu Thuốc đó cần dùng 1-2 lần/ngày: Có thể an toàn để dùng Thuốc khi kịp thời nhớ ra, miễn là không sát với liều kế tiếp (không dùng Thuốc bù khi liều kế tiếp quá gần với thời điểm nhớ ra đã quên Thuốc) để tránh quá liều.

- Nếu Thuốc đó cần dùng ít nhất 3 lần/ngày: Thường là an toàn khi bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như thường ngày

4 nguyên tắc sử dụng Thuốc an toàn?

Để sử dụng Thuốc an toàn hơn, có 4 nguyên tắc người cao tuổi cần tuân thủ:

Sử dụng Thuốc được kê đơn từ bác sĩ theo đúng chỉ hướng dẫn: Không tự ý bẻ, nghiền Thuốc, ngưng Thuốc, giảm liều hoặc tự ý mua thêm Thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Giữ lại các đơn Thuốc và sắp xếp theo thứ tự thời gian: Đảm bảo người nhà và các bác sĩ (kể cả trường hợp điều trị với nhiều bác sĩ khác nhau) biết được thông tin của tất cả các Thuốc mà người cao tuổi đang dùng (gồm tên Thuốc, liều dùng) cũng như các thực phẩm chức năng, thảo dược và những thay đổi về việc dùng Thuốc gần đây. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp cấp cứu, đi du lịch hoặc có dị ứng Thuốc.

Uống Thuốc đúng liều, đúng thời điểm sẽ đảm bảo cho việc điều trị bệnh hiệu quả. Ảnh minh hoạ.

Lưu ý về những tương tác Thuốc và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra: Tương tác Thuốc có thể xảy ra khi hiệu quả của một thứ Thuốc bị thay đổi do sử dụng cùng với một Thuốc khác, dược thảo, thức ăn, đồ uống hoặc một tình trạng bệnh lý làm cho một loại Thuốc trở nên gây hại.

Việc đọc kỹ thông tin kê toa của mỗi loại Thuốc hoặc tham vấn với bác sĩ, dược sĩ sẽ giúp biết thêm thông tin về Thuốc, hạn sử dụng, cách bảo quản đúng và hạn chế được những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Ví dụ việc sử dụng nitroglycerin là một Thuốc điều trị đau thắt ngực nhưng có chống chỉ định dùng cùng với Thuốc điều trị rối loạn cương dương như sildenafil (Viagra) vì có nguy cơ gặp tương tác Thuốc nghiêm trọng gây hạ huyết áp quá mức, nguy hiểm đến tính mạng. Cần luôn chủ động thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về những bất thường trong quá trình dùng Thuốc.

Cùng bác sĩ, dược sĩ trao đổi về tất cả các Thuốc, chế phẩm bổ sung, thảo dược đang dùng trong mỗi lần thăm khám, để xác nhận lại các Thuốc đang sử dụng có cần thiết dùng tiếp không hay có thể ngưng chế phẩm bổ sung hoặc loại thảo dược đang dùng có phù hợp không. Nếu thấy chi phí mua Thuốc vượt quá khả năng chi trả, có thể hỏi bác sĩ, dược sĩ về loại Thuốc thay thế, vẫn hiệu quả nhưng chi phí thấp hơn.

Cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ khi cảm thấy một loại Thuốc nào đó không thật sự hiệu quả (ví dụ, nếu Thuốc giảm đau không giúp giảm đau tốt như mong đợi). Việc trao đổi này giúp hạn chế các tương tác Thuốc, tác dụng không mong muốn và tiết kiệm chi phí.

Tiến sĩ, Dược sĩ Lê Vân Anh

(Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Hữu Nghị)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguoi-cao-tuoi-nho-nho-quen-quen-cach-nao-de-dung-thuoc-an-toan-n177195.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Alzheimer là bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi (là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ). Người bệnh có dấu hiệu sớm nhất là hay quên, nói lẫn lộn, nói lắp rồi dần dần mất trí nhớ, trầm cảm, ngớ ngẩn.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY