Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vắc-xin Covid-19 kể lại cảm giác sau tiêm: Tôi thấy sốt, tay rất đau, cảm giác đơn giản giống tiêm phòng cúm thông thường

Việc tiêm vắc xin ngừa coronavirus chủng mới được áp dụng cho vai trái, chỉ kéo dài trong vài giây nhưng nó ẩn chứa ý nghĩa thiêng liêng về hy vọng cả thế giới sẽ được bình yên trước dịch bệnh, dù rủi ro mà người thử nghiệm phải đối mặt cũng chẳng hề ít...

Người Các nhà nghiên cứu người Mỹ kể rằng, bà Haller (làm quản lý hoạt động tại một công ty khởi nghiệp công nghệ) đã đọc được lời kêu gọi "Thật sự vào thời điểm đó tất cả mọi người đều cảm thấy vô vọng. Chính tôi cũng thấy mình chẳng thể làm gì để ngăn chặn đại dịch phát triển trên toàn cầu. Sau đó, tôi thấy thông tin này và nhận ra đó là một cơ hội của tôi để có thể đóng góp vào công cuộc đẩy lùi dịch bệnh.

Nhìn lại mà xem, tất cả những thứ mà chúng ta nghiễm nhiên được làm như là tự do di chuyển, quyền được làm việc... thì nay lại bắt đầu biến mất dưới cái bóng của Covid-19. Tất cả chúng ta đều mất kiểm soát và bất lực. Chính điều này đã thôi thúc tôi phải làm gì đó thật hữu ích".

Đầu tiên là vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình. Sau đó phải vượt qua những đợt kiểm tra y tế nghiêm khắc để có thể được chấp thuận thử nghiệm vắc-xin nhưng những khó khăn vẫn chưa dừng lại với bà Haller. Lúc này, gia đình và bạn bè gây áp lực vì lo lắng về độ an toàn của vắc-xin.

Trước khi tiêm, bà Jennifer Haller được đọc và ký vào một bản thảo "từ chối trách nhiệm", trong đó ghi rõ những rủi ro có thể xảy ra, điển hình nhất là những người tham gia thử nghiệm có thể dễ nhiễm Sars-Cov-2 hơn sau đó. Dù vậy, Haller vẫn quyết định ký bởi "Những lợi ích của việc này còn nhiều hơn cả rủi ro mà tôi có thể gặp phải", bà nói.

Phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc-xin Covid-19

8h sáng ngày 16/3, Haller chính thức là người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vắc-xin chống Covid-19.

Trong 2 tuần tiếp theo, bà được yêu cầu viết lại nhật ký hàng ngày về bất kỳ triệu chứng nào.

"Ngày đầu tiên tôi hơi sốt, sang ngày thứ 2 thì cánh tay tôi rất đau, nhưng chỉ có vậy thôi, sau đó mọi việc đều ổn. Tôi thấy nó đơn giản như một mũi tiêm phòng cúm thông thường thôi", bà Haller kể lại.

Theo Haller, việc tham gia thử nghiệm là một cơ hội góp phần chiến thắng đại dịch Covid-19. Đồng thời cô tỏ ý tin tưởng rằng dù thế nào đi nữa cũng sẽ tạo ra loại vaccine chống Covid-19 hiệu quả.

"Tôi vô cùng tự hào khi mình là một phần của quá trình này", bà Haller nói.

Thời gian sắp tới, bà Haller sẽ được tiêm liều vaccine thứ hai và sẽ được các chuyên gia theo dõi đến mùa xuân năm 2021.

Trước đó Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, tại thành phố cảng Seattle công bố bắt đầu các thử nghiệm vắc-xin lâm sàng trên người đối với virus corona chủng mới vào giữa tháng 3. Những người tình nguyện tham gia thử nghiệm sẽ được theo dõi trong vòng 1 năm.

Loại vaccine đang được thử nghiệm có tên là mRNA-1273 được điều chế tại Viện nghiên cứu ở Seattle, hợp tác với công ty công nghệ sinh học Moderna có trụ sở ở Cambridge, bang Masaschusetts. Loại vaccine này đã được thử nghiệm thành công ở động vật.

Đã có 45 tình nguyện viên được lựa chọn để thử nghiệm vắc-xin. Mỗi người sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 28 ngày với liều lượng như nhau. Bản thân các liều vaccine khác nhau - 25, 100 và 150 microgram.

Nghiên cứu này hy vọng có thể đánh giá độ an toàn của vaccine và khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch của người tham gia thử nghiệm, cũng như xác định liều lượng vaccine tối ưu nhất.

Nguồn: Telegraph

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-dau-tien-tren-the-gioi-thu-nghiem-vac-xin-covid-19-ke-lai-cam-giac-sau-tiem-toi-thay-sot-tay-rat-dau-cam-giac-don-gian-giong-tiem-phong-cum-thong-thuong-20200415173337675.chn)

Tin cùng nội dung

  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 9/10 thông báo hơn 350 triệu người trên toàn cầu đang bị trầm cảm, theo hãng tin AAP của Úc.
  • Thế giới hiện có khoảng 150 triệu người bị trầm cảm, trên 125 triệu người bị ảnh hưởng do sử dụng rượu, trên 40 triệu người bị động kinh và 24 triệu người bị mất trí.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.