Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người già hóc dị vật khi ăn uống

TP HCM-Hai cụ ông 75 và 84 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì hóc Thu*c, hít sặc cháo dẫn đến khó thở, suy hô hấp.

Ngày 5/11, bác sĩ Ngô Thế Hoàng (Trưởng khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất) cho biết cụ ông 75 tuổi được người nhà đưa tới viện trong tình trạng lơ mơ, tím tái, hồi cuối tháng 10. Ê kíp cấp cứu đặt nội khí quản, bóp bóng giúp bệnh nhân hô hấp. Người nhà cho biết ông bị bệnh lý tâm thần phân liệt, không tỉnh táo, đang ăn cháo thì ho, khó thở.

Ê kíp nội soi hút ra nhiều thức ăn trong lòng phế quản, có dạng hạt cháo và chất rắn như thịt bằm. Bệnh nhân thoát nguy kịch nhưng tình trạng nặng, sau khi xử trí dị vật xong được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực chống độc để theo dõi.

Cụ ông 84 tuổi nhập viện vì ngửa cổ uống Thu*c bị hóc. Trước khi nhập viện 30 phút, bệnh nhân uống hai viên Thu*c to hơn hạt ngô (bắp) thì sặc. Ông khạc ra được một viên, tuy nhiên vẫn còn ho nhiều, khó thở nên được người nhà đưa đến bệnh viện. Người bệnh tím tái, không thở nổi, được chụp X-quang phổi và tiến hành nội soi phổi phế quản tại giường. Bác sĩ gắp thành công viên Thu*c dạng tròn, màu vàng kẹt ở cuối phế quản trung gian.

Theo bác sĩ hoàng, hít sặc, hóc dị vật là t*i n*n sinh hoạt thường gặp trong đời sống. tình trạng này dễ xảy ra do sơ suất, bất cẩn trong khi ăn uống. nếu không được phát hiện, xử lý và cấp cứu kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng, nhất là đối với trường hợp người lớn tuổi. bệnh viện thống nhất thường xuyên tiếp nhận các trường hợp nguy kịch tương tự.

Dị vật đường thở có thể là vật rắn (các loại hạt, răng giả, xương, kẹp tóc, tăm, viên Thu*c còn vỏ bọc...), chất lỏng (súp, sữa...), chất khí (xăng, dầu...). Đối với dị vật rắn khi xâm nhập vào đường thở làm cho nạn nhân khó thở dữ dội, tức ngực, rát họng, ho nhiều nằm tống xuất dị vật ra khỏi đường thở. Nếu dị vật mắc kẹt không ra được, bệnh nhân sẽ suy hô hấp. Nếu dị vật là các hạt khi gặp nước sẽ trương ra và mắc kẹt chặt phế quản gây ra viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý ăn, uống đúng cách, không được nằm khi ăn hoặc uống bất cứ loại gì. Chúng ta nên ăn miếng nhỏ và gập cổ khi nuốt, không được ngửa cổ; không xem tivi, đọc báo... làm mất tập trung khi đang ăn; tránh dùng các Thu*c an thần, gây ngủ ngoài chỉ định.

Các triệu chứng của hít sặc là ho, khò khè, khó thở và tím tái (đối với trường hợp nặng), song thường bị bỏ qua và điều trị sơ sài. Nhiều trường hợp bị hít sặc, có hạt cơm, mẩu thịt nhỏ rơi vào đường thở nhiều tháng, không được phát hiện và chỉ điều trị viêm hô hấp. Việc điều trị hít sặc thường khó thành công, vì vậy biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Người bệnh cần đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế khám khi có triệu chứng: ho sặc khi nuốt, khi đang nhai, thay đổi giọng nói hay tốc độ nói sau ăn, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ Hoàng khuyến cáo.

Thư Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-gia-hoc-di-vat-khi-an-uong-4381663.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Bột hoặc cháo xay nhuyễn có độ quánh rất cao, khi trẻ bị sặc có thể nút lấy toàn bộ đường thở, làm trẻ khó thở, tím tái rồi Tu vong ngay sau 5-10 phút. Vì vậy cần sơ cứu ngay khi trẻ bị sặc bột, cháo.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY