Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người mắc bệnh mạch vành tăng mạnh

Hà Nội-Ông Hùng, 70 tuổi, bị nhồi máu cơ tim cấp, cấp cứu tại Viện Tim mạch Hà Nội, là một trong số bệnh nhân tăng đột biến tới 35% ở viện này.

Ông khó thở, tức ngực bên phải khi đang ngủ ban đêm, song sợ mất giấc ngủ của vợ con nên ông nằm yên, nén chịu. Đến sáng, ông đau dữ dội vùng xương ức, được các con đưa vào một bệnh viện gần nhà.

Vừa đến cổng viện, ông ngất xỉu. Các bác sĩ đã cho ông dùng máy thở, ép tim, bước đầu xác định ông Hùng bị nhồi máu cơ tim cấp. Sau đó, ông Hùng được chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội với tình trạng gọi hỏi không trả lời, mạch không bắt được.

"Tiếp nhận ông Hùng trong tình trạng tim ngừng đập ngoại viện, không có mạch, các bác sĩ đánh giá khả năng sống của bệnh nhân lúc này chỉ còn 1%", bác sĩ Hà Mai Hương, Trưởng khoa Hồi Sức tích cực, Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết.

Đây là một trong nhiều bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim tới cấp cứu trong thời gian qua.

Phó giáo sư nguyễn sinh hiền, giám đốc bệnh viện tim hà nội, cho biết xảy ra khi một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị xơ vữa, hẹp lại và bị cản trở do những mảng bám hình thành và tích tụ bên trong mạch máu.

Nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim là do có một cục máu đông đột ngột di chuyển tới nơi động mạch bị hẹp và cứng, nó gây tắc mạch máu và chặn nguồn cung cấp máu cho tim, gây tổn thương vĩnh viễn.

"Năm 2020, bệnh viện đã phẫu thuật 280 ca bệnh mạch vành, độ tuổi từ 60-80, nhưng nhiều ca chỉ 30-40 tuổi. Trong đó, nhồi máu cơ tim chiếm 1/3", bác sĩ Hiền nói.

Bác sĩ Hiền cho biết, thời gian gần đây, số bệnh nhân mắc bệnh vành vành có xu hướng tăng. Người bị tổn thương nhiều mạch vành nhẹ thì có thể nong bóng, đặt stent, không mổ. Tuy nhiên, khi bị hẹp nhiều nhánh, các mạch tổn thương nhiều trên nền rối loạn mỡ máu, tiểu đường, thì phải mổ mới có thể cứu sống. Số lượng bệnh nhân mạch vành phải phẫu thuật tăng 135% so với năm trước.

Ngoài ra, với người bị bệnh mạch vành, tim phải hoạt động mệt nhọc hơn để có thể lưu thông máu. Điều này sẽ làm cho tim nhanh chóng bị suy yếu và dẫn đến những nguy cơ gây suy tim, loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng rất nguy hiểm của căn bệnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội can thiệp một ca bệnh tim mạch. Ảnh: Hùng Ngô.

Các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội can thiệp một ca bệnh tim mạch. Ảnh: Hùng Ngô.

Theo bác sĩ Hiền, bệnh lý tăng lên do những yếu tố như ăn uống nhiều chất béo, uống rượu bia, hút Thu*c lá, giảm vận động thể dục, stress,...

"Mạch vành cũng giống như ống nước, khi các mảng bám càng càng đầy lên, đến một lúc nào đó sẽ tắc, máu không thể lưu thông, dẫn đến cơ tim bị hoại tử. Có trường hợp bị thủng tim, các bác sĩ phải phải vá lại", ông Hiền nói.

Để phát hiện bệnh sớm, mọi người cần chú ý đến cơ thể mình. Các bệnh này được báo trước bởi những triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực. Người từng có những rối loạn như xét nghiệm mỡ máu tăng cao, gia đình tiền sử như bố mẹ, anh chị em mắc bệnh, cũng cần phải theo dõi.

Người dân hạn chế ăn mỡ động vật, uống ít bia rượu, không hút Thu*c lá vì đây là nhân tố gây viêm lòng mạch. Nếu phát hiện bị xơ vữa, bệnh nhân cần uống Thu*c hạ mỡ máu, điều chỉnh chế độ ăn, tăng thể dục để lưu thông khí huyết.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nguoi-benh-mach-vanh-tang-manh-4249751.html)

Tin cùng nội dung

  • Có đến 1/3 số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị Tu vong trong vòng 24 giờ kể từ khi bị đau ngực và rất nhiều bệnh nhân còn sống sót bị di chứng trầm trọng.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực).
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY