Theo Sở Y tế Tp.HCM, kết quả tầm soát ngẫu nhiên biến chủng Omicron bằng xét nghiệm PCR tại thành phố từ ngày 10/2 đến ngày 17/2, có 70/92 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%, biến chủng Delta chỉ còn chưa đến 30%.
Việc lấy mẫu ngẫu nhiên là cách mới để ứng phó với biến chủng Omicron trên địa bàn. Đây là giải pháp được đưa ra khi cách giải trình tự gene truyền thống mất nhiều chi phí và thời gian chờ đợi. Để khẳng định độ chính xác của phương pháp này, ngành y tế tiếp tục lấy ngẫu nhiên 26 mẫu trong 70 mẫu nhiễm biến chủng Omicron để giải trình tự gene và 100% kết quả là biến chủng Omicron.
BS Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp.HCM cho biết khi tỷ lệ ca nhiễm Omicron chiếm ưu thế hơn thì miễn dịch cộng đồng sẽ đạt được sớm hơn. Omicron lây nhiễm rất nhanh nhưng đều ở thể nhẹ. Vì vậy, việc biến chủng này chiếm ưu thế không có gì đáng lo ngại thậm chí còn đáng mừng hơn cả biến thể Delta. Tuy nhiên, mọi người không chủ quan với sức khoẻ của mình.
PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết khi chủng mới Omicron xuất hiện thì dù trước đó bạn nhiễm Delta vẫn có thể nhiễm lại Omicron vì biến chủng này có hiện tượng lẩn tránh vắc xin, lẩn tránh miễn dịch.
Ảnh minh hoạ. |
Nhưng chủng Omicron không gây bệnh nặng nhiều như Delta. Vì các nước trên thế giới mỗi ngày có cả triệu ca mắc nhưng không gia tăng số ca T* vong.
Biến chủng Omicron có thể ủ bệnh ngắn, dễ lây lan nhưng không thể xuyên qua khẩu trang và có thể loại bỏ sau khi rửa tay đúng cách. Do vậy, tuân thủ 5K vẫn là giải pháp ứng biến với mọi biến chủng SARS-CoV-2.
Người khỏi bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm.
PGS Dũng cho biết nếu chủng Omicron tạo ra làn sóng mới thì, F0 trước đó vẫn có khả năng tái nhiễm nhưng nguy cơ tái nhiễm thấp hơn. Nếu bạn đã tiêm chủng rồi thì nguy cơ tái nhiễm càng thấp hơn. Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp tái nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, bạn đã nhiễm 1 lần thì tái nhiễm sẽ rất nhẹ vì cơ thể bạn đã có miễn dịch từ trước.
Hiện nay người dân đã có tâm lý sẵn sàng đón nhận F0 họ không còn lo lắng, sợ hãi như trước. PGS Dũng cho rằng người dân thoải mái đón nhận F0 làm tâm lý của người bệnh lạc quan hơn. Khi bạn đã tiêm đủ vắc xin và bạn bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc chỉ sốt, đau họng rất nhẹ điều đó cũng tốt cho chính bạn vì đó là liều vắc xin tự nhiên.
Nhưng bạn cũng không nên nghĩ rằng thả ra để cho dương tính sớm hay “xong sớm nghỉ sớm”. Bạn coi thường việc lây nhiễm, ai cũng nghĩ như vậy thì làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng thì số ca mắc sẽ tăng theo cấp số nhân, tạo quá tải y tế, sẽ có nhiều người T* vong. Nếu trên từng người bệnh tỷ lệ trở nặng thấp nhưng trên số đông người thì chắc chắc sẽ tăng. Tỷ lệ T* vong chỉ 6,7/1.000 thì cũng nguy hiểm.
Vì vậy, bạn là người khoẻ mạnh bình thường vẫn cần cố gắng thực hiện 5K. Nếu bạn thực hiện 5K nghiêm túc là bảo vệ cộng đồng, tránh cho người lớn tuổi để giảm nguy cơ mắc Covid-19 cho họ.
Vì vậy, khi bạn đã tiêm chủng đầy đủ rồi vẫn cố gắng giữ không nên thoải mái nghĩ trước sau gì cũng nhiễm Covid-19.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, nghiên cứu trên thế giới, sự lưu hành đồng thời cả 2 biến chủng Delta và Omicron sẽ làm cho số ca mắc mới tăng nhanh chóng, và theo đó là số ca nhập viện và bệnh nặng cũng có thể gia tăng. Những biện pháp dự phòng không dùng Thu*c như 5K (khẩu trang – rửa tay, khử khuẩn – giữ khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế) và tiêm chủng (bao gồm cả tiêm nhắc lại) vẫn là những biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của dịch.
Do đó người dân cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng bệnh theo 5K. Thực hiện các biện pháp bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 khi đến lượt.
Khánh Chi