Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Người phụ nữ ăn trái cây để giảm cân, nào ngờ mắc bệnh tiểu đường nặng, cảnh báo kiểu ăn trái cây độc cực kỳ với sức khỏe

Cô Cao 44 tuổi đã giảm được 11 kg trong vòng 3 tháng khi dùng trái cây để giảm cân, đây là kết quả rất nhiều người mơ ước, tuy nhiên, đằng sau kết quả ấy, người phụ nữ phải trả cái giá rất đắt cho sức khỏe.

Cô Cao năm nay 44 tuổi, ở Tây An, trước đây cô nặng 65kg. Sau 3 tháng, cô giảm 11kg, cân nặng hiện tại là 54kg. Cô đã rất vui vì giảm được số cân nặng như mong muốn.

Gần đây cơ thể cô Cao luôn mệt mỏi, cô chưa từng nghĩ đến bản thân mắc vấn đề về đường huyết vì gia đình cô Cao không có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, một lần cô bị đau bụng dữ dội, nôn ói, gia đình phải đưa cô vào bệnh viện cấp cứu. Xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện đường huyết của cô là 38,1mmol/L, cao gấp 6-7 lần giá trị bình thường, đường huyết tăng quá nhanh. Cô Cao được chẩn đoán bị nhiễm toan ceton, biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Sau 1 thời gian điều trị, cô Cao cuối cùng cũng được xuất viện.

Ảnh minh họa

Bác sĩ kết luận, việc giảm cân nhanh của cô cao, không phải là giảm cân thành công mà là do bệnh tiểu đường gây ra. khi cô cao được chuyển đến khoa tổng hợp, chuyên gia dinh dưỡng đã đánh giá chế độ ăn uống của cô cao thì được biết, cô ăn 7-10 phần trái cây mỗi ngày (mỗi phần trái cây cỡ bằng 1 bát ăn cơm).

Cô uống 700ml trà đen và khoảng 500ml sữa đậu nành có đường mỗi ngày. 3 bữa trong ngày chủ yếu là hoa quả, hầu như không ăn thịt, cá, đậu, trứng.

Hàm lượng nước trung bình hàng ngày là khoảng 1000ml. Cô Cao cho biết, cô muốn giảm cân thông qua ăn 3 bữa trái cây mỗi ngày.

Cách ăn trái cây gây hại cho sức khỏe

Ảnh minh họa

Bác sĩ Đường Tuệ, chuyên gia dinh dưỡng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện thành phố Tây An cho biết: Người tiểu đường và những người có nguy cơ cao không nên dùng trái cây thay thế bữa ăn.

Bởi vì vị ngọt của trái cây rất cao, ai cũng nghĩ là ăn nhiều rau củ quả tốt cho sức khỏe nhưng vô tình lại tiêu thụ quá nhiều đường. Ví dụ: một cốc nước cam 200ml được vắt ra từ 4 - 5 quả cam, vượt quá lượng trái cây được phép ăn vào cơ thể.

Nhóm nguy cơ cao của bệnh tiểu đường bao gồm: gia đình có tiền sử bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim, tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang…

Bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ trên mà do chế độ ăn uống không lành mạnh cũng dẫn đến các vấn đề về chuyển hóa gây ra bệnh tiểu đường.

Từ thói quen ăn uống của bệnh nhân, chuyên gia dinh dưỡng phân tích rằng, ăn quá nhiều trái cây ngọt, đồng thời thích uống đồ uống có đường, điều này sẽ gây ra các vấn đề về chuyển hóa đường.

Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống lành mạnh chính xác nên là hai phần trái cây mỗi ngày và mỗi phần trái cây có kích thước bằng nắm tay của phụ nữ. Tuy nhiên cô Cao ăn 7-10 phần mỗi ngày, tương đương với 21-30 viên đường.

Ngoài ra, cô ấy uống 500ml sữa đậu nành có đường tương đương với 4-5 viên đường. Các loại đường này tiếp tục làm tăng nồng độ đường trong máu.

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng đường huyết cao sẽ dần ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu đường huyết lúc đói vượt quá 5,6mmol/L thì thuộc nhóm nguy cơ cao và cần được xét nghiệm thêm huyết sắc tố glycosyl hóa.

Nếu bạn có thể can thiệp kiểm soát đường huyết sớm, thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và kiểm soát cân nặng, bạn có thể tránh hoặc trì hoãn việc mắc bệnh tiểu đường.

Bác sĩ Đường Tuệ gợi ý chế độ ăn uống vừa đảm bảo sức khỏe vừa ngăn ngừa bệnh tiểu đường

1. Tránh đồ uống có đường, nên uống tổng cộng 1500ml nước trắng và trà mỗi ngày.

Ảnh minh họa

2. Lượng ăn hoa quả mỗi ngày từ 2-3 quả, chia đều trong mỗi bữa ăn chính hoặc giữa các bữa ăn. Chọn trái cây có GI thấp (ít ngọt) chẳng hạn như kiwi, cà chua bi, táo, cam và bưởi. (Mỗi lượng trái cây cỡ nắm tay phụ nữ ≈ 80% của bát cơm đầy).

3. Khuyến khích ăn 100g gạo trắng hoặc gạo nguyên cám (đã được nấu chín) và các thực phẩm thiết yếu khác trong mỗi bữa ăn để đảm bảo năng lượng bình thường hàng ngày.

4. Mỗi bữa ăn có thể đảm bảo nhiều hơn 1 bát rau (khối lượng nấu chín), tăng cường chất xơ, ổn định đường huyết sau bữa ăn.

5. Ăn 1 ~ 2 đơn vị cá, thịt, đậu và trứng mỗi bữa (một đơn vị đậu, cá, trứng, thịt tương đương với 1 quả trứng, 140g đậu phụ tươi, 30-45g đậu phụ khô, 200ml sữa đậu nành không đường, 40g thịt/cá/hải sản (khối lượng sống), bổ sung đầy đủ chất đạm để đảm bảo năng lượng và duy trì chức năng S*nh l*.

6. Nên dùng dầu thực vật để nấu ăn, dầu ăn cho mỗi bữa được khống chế ở mức 5-10g, nên chọn phương pháp hấp, luộc để chế biến thức ăn.

Nguồn: Sohu

https://afamily.vn/nguoi-phu-nu-an-trai-cay-de-giam-can-nao-ngo-mac-benh-tieu-duong-nang-canh-bao-kieu-an-trai-cay-doc-cuc-ky-voi-suc-khoe-20220116234512559.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-phu-nu-an-trai-cay-de-giam-can-nao-ngo-mac-benh-tieu-duong-nang-canh-bao-kieu-an-trai-cay-doc-cuc-ky-voi-suc-khoe-20220116234512559.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhân tiểu đường có thể sớm kiểm tra xem có tổn thương thần kinh không, bằng cách sử dụng một thiết bị hoạt động bằng cách phát hiện bệnh tình qua mồ hôi.
  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY